Kỹ thuật in ấn chữ chì là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc cổ đại, nó đã đóng góp to lớn cho sự phát triển, truyền bá nền văn minh thế giới. Người đầu tiên phát minh ra kỹ thuật in ấn chữ chì là Tất Thăng đời Bắc Tống Trung Quốc.
Ngay từ thời kỳ nhà Tùy Đường, Trung Quốc đã có kỹ thuật in ấn bản khắc nhưng cách này vừa tốn công lại tốn nguyên liệu, đồng thời, bản khắc xong lại không thể xóa để tái sử dụng.
Đời Bắc Tống, công nhân khắc chữ Tất Thăng trên cơ sở tổng kết kỹ càng lại kinh nghiệm của người xưa, ông đã nghiên cứu ra kỹ thuật in ấn chữ chì có thể sử dụng lại nhiều lần. Trước tiên ống dùng bột nhựa chế thành những ô vuông nhỏ có thứ tự nhất định, sau khi khắc xong chữ lên bên trên, dùng lửa cho ô chữ cứng rắn lại, như vậy đã tạo thành từng chữ chì bột nhựa. Khi muốn in ấn, trước tiên cần chuẩn bị một bản thép bên trên có sáp và nhựa thông tan ra, dùng một bản bằng phẳng ép bằng các chữ chì, như vậy sau khi bôi mực lên chữ là có thể in ấn. Đợi lần sau khi in các văn bản khác, chỉ cần lấy chữ ra, sắp xếp lại bản chữ là được.
Đi Trên cơ sở kỹ thuật in ấn chữ chì của Tất Thăng, người sau đã không ngừng cải tiến và tạo ra kỹ thuật in ấn hiện đại, cho nên Tất Thăng được gọi là “cha đẻ của kỹ thuật in ấn “.