Giấy là một trong bốn phát minh lớn làm thay đổi tiến trình phát triển lịch sử thế giới của Trung Quốc cổ đại, là nhà lịch sử truyền bá văn minh của nhân loại. Vào thế kỷ thứ II tr. CN, Trung Quốc đã phát minh ra kỹ thuật tạo giấy, nhưng người phát minh ra “giấy Thái Hầu” có tính năng rất tốt, có vai trò quyết định trong quá trình phát triển kỹ thuật làm giấy là Thái Luân thời Đông Hán.
Thái Luân là thái giám trong cung hơn 40 năm, được sự tín nhiệm của Hoàng thượng vì thế ông được tham gia vào quốc gia đại sự. Đồng thời nắm giữ các phường thủ công trong cung đình.
Ông thấy rằng viết chữ theo cách truyền thống lên đầu tre, thẻ sỗ thì thật là tổn thời gian; còn giấy tơ lụa lại không thể sản xuất được một số lượng lớn, mà dân gian thường dùng các nguyên liệu như sợi gai để làm giấy, như vậy chất lượng của giấy sẽ rất kém, không thuận tiện cho việc viết chữ.
Vì vậy, trên cơ sở tổng kết lại các kỹ thuật làm giấy của người xưa, ông đã hướng dẫn các thợ thủ công dùng các nguyên liệu như vỏ cây ma đầu, vải rách… để làm giấy. Sau nhiều lần thí nghiệm, cuối cùng ông đã phát minh ra “giấy Thái Hầu” có tính năng rất ưu việt.
Sự ra đời của giấy Thái Hầu đã đặt nền móng cho sự ra đời của giấy bột gỗ thời cận đại, cống hiến to lớn cho sự phát triển truyền bá nền văn hoá thế giới. Để tưởng nhớ nhà phát minh vĩ đại này, người ta đã xây ngôi miếu Thái Luân tại huyện Lai Dương, tỉnh Hồ Nam quê hương ông.