Thời đại ngày nay, các nguồn điện một chiều như pin khô, bình ắc quy đã là vật dự bị thường dùng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta không chỉ biết rõ về nó mà còn thường xuyên sử dụng, nhưng chúng ta có biết người phát thi minh ra nguồn điện một chiều là ai không?
Ganvani (1737- 1798) là một bác sĩ y khoa, giáo sư đại y học, lãnh đạo một phòng thí nghiệm tĩnh điện có nhiệm vụ tìm ra tác dụng chữa bệnh của dòng điện. Một hôm ông mổ đùi ếch để thí nghiệm thì người phụ tá tình cờ quay máy phát tĩnh điện làm phóng tia lửa điện và một người khác tính cờ chạm mũi dao mổ vào một đầu giây thần kinh, chiếc đùi ếch bị co giật mạnh. Ông lặp lại thí nghiệm nhiều lần để kiểm tra xem ở đây tia lửa điện, dao mổ hay đùi ếch là yếu tố quyết định của hiện tượng mới lạ này.
Một lần ở ngoài sân ông dùng những chiếc móc đông móc vào tủy sống của một con ếch đã mổ, và chờ xem có một sự “biến đổi trạng thái điện “ nào trong khí quyển làm con ếch bị co giật không. Nhưng chờ mãi vẫn không có hiện tượng gì xảy ra, ông tình cờ móc chiếc móc đồng vào hàng rào sắt và thấy các cơ ếch co giật mạnh.
Ông liền đưa con ếch vào trong phòng đóng kín cửa (đề chặn tác dụng của khí quyển bên ngoài), đặt con ếch lên một tấm sắt rồi kẹp móc đồng vào tấm sắt. Lúc này không có máy phát điện, không có điện khí quyển, mà con ếch cũng bị co giật mạnh. Ông kết luận rằng chiếc đùi ếch hoặc con ếch đã mổ mang “điện sinh vật” tích lũy trong nó, tựa như một chai Lâyđen. Phát minh của ông được công bố năm 1791 được các nhà vật lý rất chú ý.
Người đầu tiên trên thế giới giúp con người có được dòng điện luôn ổn định là phát minh của nhà vật lý người Ý Vônte (1745 – 1827). Năm 1792, Vônte bắt đầu nghiên cứu “điện sinh vật” và hiệu ứng tương quan. Ong dùng các loại kim loại khác nhau để nối thành hình vòng, rồi cho tiếp xúc với phần chân và lưng của con ếch, từ đó ông đã thành công khi làm cho ếch sống bị con người giật.
Điều này đã chứng minh rằng “điện sinh vật” sinh ra từ hai dạng tiếp xúc của các kim loại khác nhau, từ đó đã bác bỏ quan niệm cho rằng “điện sinh vật” mà xã hội lúc đó đang lưu hành phổ biến đến từ bản thân của động vật. Sau thời gian dài thí nghiệm và nghiên cứu, cuối cùng vào năm 1799, ông đã chế tạo ra nguồn điện lưu duy trì trong thời gian dài. Không lâu sau, ông lại phát minh ra pin Vônte.
Việc phát minh ra pin Vônte có ý nghĩa thời đại to lớn. Vì vậy việc khai thác các lĩnh vực mới trong quá trình nghiên cứu điện học mở mang hàng loạt các nghiên cứu khoa học quan trọng như điện hoá học, cảm ứng điện từ. Để tưởng nhớ nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại này, người ta lấy đơn vị điện áp là “Vôn”