Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua bao nhiêu năm sinh sống và làm việc tại nước Việt Nam và các nước khác trên thế giới, Người đã từng có rất nhiều tên gọi, nhưng vẫn chưa ai biết chính xác Bác Hồ có bao nhiêu tên? Đó là những tên nào?
Theo Tư liệu Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh có tổng cộng 175 tên và bút danh khác nhau trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, nhiều tài liệu nói Bác Hồ có 132 tên gọi, bút danh, bí mật. Có những tên gọi trở nên phổ biến, được nhiều người biết đến và gắn liền với các sự kiện quan trọng trong cuộc đời ông, như Nguyễn Ái Quốc dùng hầu hết thời kì ở Pháp khi viết báo; nhưng cũng có những tên gọi chỉ được sử dụng một lần duy nhất và rất ít người biết đến.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người đã qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần.
Các tên của Bác Hồ thường được nhắc đến như: Nguyễn Sinh Cung ( tên thật của Bác Hồ), Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q., Lincôpxki,…Đây là các tên gọi phổ biến của Bác.
Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên Nguyễn Tất Thành do gia đình đặt, trong cuộc đời mình, Người còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Thái Lan, 1928-30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ).
Bác Hồ còn dùng hơn 50 bút danh khi viết sách, báo: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-50), A.G, X.Y.Z (1947-50), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T.L. (1955-69), T.Lan (1955-69), Tuyết Lan, Thanh Lan, Đin (1950-53), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục “Thường thức chính trị” trên báo Cứu quốc năm 1953), C.B (trên báo Nhân Dân 1951-57), V.K., K.C., C.K., Trần Lực (1948-61), C.S, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, La Lập, Nói Thật, Thu Giang, K.V., Thu Giang, Trầm Lam, Luật sư TH. Lam, Nguyễn Kim, K.O, Việt Hồng..v.v. Và ngoài ra còn một số biệt danh mà không ai biết.
Bác Hồ có thể nói được bao nhiêu thứ tiếng?
Theo Giáo sư Hoàng Chí Bảo từng xác nhận rằng Bác Hồ có thể nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt.
Vậy Bác đã học bằng cách nào?
Bác viết lên bàn tay, học dưới ánh trăng, dưới ánh đèn vàng vọt của con tàu, dành dụm từng ly café cho người thủy thủ Algeri để học tiếng Pháp… Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ được miêu tả: “Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha”. Ngoài ra dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam…
Tất cả tên của Bác Hồ đều mang một vai trò và ý nghĩa riêng, gắn với những câu chuyện riêng.
Xem thêm bài viết: Bác Hồ có bao học trò
Ủng hộ chúng tôi
Dây miniband Aolikes, kháng lực tập mông đùi Jun Sport 6/12/20/30/40/50 lbs (Giá 35.000 – 115.000đ)
Bài này hay
BÁC HỒ NHIỀU TÊN THẬT .
Lần đầu tiên mình được biết Bác Hồ được gia đình đặt tên là Nguyễn Tất Thành chứ không phải là Nguyễn Sinh Cung
Em học nghe cô nói Bác Hồ sinh ra tên Nguyễn Sinh Cung mà ???
BÁC HỒ CÓ NHIỀU TÊN THẬT
Cô dạy mình Bác khai sinh tên Nguyễn Sinh Cung chứ đâu phải Nguyễn Tất Thành !
Mik học trong sách nó ghi là Nguyễn Tất Thành đó
con tôi học trong sách lịc sử là nguyễn sinh cung
Tieu su cua bac la Nguyen Sinh Cung .
Cac bai cua chu tich Ho Chi Minh rat hay
BÁC HỒ CÓ NHIỀU TÊN DẸP VÀ NHIỀU TÊN LẠ
ủa Bác Hồ được gia đình đặt tên là Nguyễn Sinh Cung mà
ủa Bác Hồ có 147 tên gọi cà bút bí danh mà ?