Người Việt Nam cổ cho rằng ve sầu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong nhiều năm liền, sau đó trồi lên khỏi mặt đất đi tìm bạn đời giao phối, đẻ trứng rồi… chết! Ngày nay, người ta vẫn tự hỏi về khả năng kỳ lạ của ve sầu khi chúng luôn xuất hiện trong thiên nhiên vào một thời điểm chính xác trong năm.
Người ta đào những con nhộng thuộc loài ve sẩu Magicicada đã thọ dưới mặt đất 15 năm. Loài ve sầu này thường chỉ ngoi lên khỏi mặt đất sau 17 năm “tu luyện”. Khi đưa những con nhộng ve sầu vào một căn phòng được điều khiển khí hậu nhân tạo. Tại đây những con nhộng được gắn vào bộ rễ của những cây đào (peach) đã được “điều chỉnh” để có thể ra hoa hai lần mỗi năm. Kết quả những con ve sầu thoát kiếp nhộng sớm hơn một năm. Loài côn trùng này đã “đếm” thời gian bằng cách theo dõi những tin hiệu sinh lý của cây.
Cứ vào mùa xuân, khi nhiều loại cây bắt đầu ra hoa, những giọt mật và protein từ hoa sẽ chảy ra, rơi xuống và thấm vào bộ rễ của cây. Ve sầu ở trong lòng đất hút lấy thức ăn từ rễ cây và đó chính là lúc chiếc đồng hồ sinh học của loài côn trùng này được “kích hoạt”. Lúc này ve sầu sẽ hồi sinh, bò lên khỏi lòng đất và bắt đầu một chu kỳ sống mới.