Bị Sứa biển cắn phải làm sao?

Sứa biển là loài động vật không có xương sống, sống ở biển. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải con người sẽ bị dị ứng. Độc tố của sứa biển thưởng tập trung ở các xúc tu. Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Vậy phải làm gì khi bị sứa biển cắn?

Mùa nào biển có sứa. Thường vào tháng 6 là mùa sứa biển nhiều nhất.

Triệu chứng: xuất hiện ngay khi tiếp xúc với Sứa

  • Nhẹ: chỉ có biểu hiện tại chỗ: vết thương thường dạng thẳng hoặc xoắn,nổi bọng nước, bỏng rát dữ dội, đau nhức nhiều, ngứa nhiều.
  • Nặng: có biểu hiện toàn thân : đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt…

Khi bị sứa biển cắn, bạn cần xử lý kịp thời, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:

Trường hợp nhẹ:

  • Bước 1: Bình tĩnh, nhẹ nhàng loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn còn bám lại trên da. (nên đeo găng hoặc túi nilon)
  • Bước 2: Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển/nước dấm/nước chanh pha loãng để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn).
  • Bước 3: hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Có thể uống thuốc giảm đau như paracetamol
  • Bước 4 : dùng thuốc bôi (kem corticoid hoặc kháng histamin) để giảm ngứa, giảm sưng.
  • Bước 5: Sau cùng nên đưa nạn nhân đến khám chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và theo dõi vì Vết cắn do sứa thường lâu khỏi, hoặc khỏi không hoàn toàn (vết thương lành tưởng như khỏi nhưng lâu lâu lại bùng phát ngứa trở lại).

Trường hợp nặng: phải đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hồi sức và chống sốc.

Lời khuyên của Bác sỹ là : nên mặc đồ bơi dài tay và kín đáo nhé.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *