Vậy là điều chúng ta lo lắng cuối cùng cũng xảy ra, đó là thế giới đã xuất hiện một biến chúng Covid mới cực kỳ nguy hiểm mang tên Omicron. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của biến chủng Omicron và sự khác nhau giữa Omicron và biến chủng Delta trước đó.
Ai cũng biết rằng dù chúng ta đã có vắc xin giúp ta sống chung với Covid nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan bởi vì điều đó cho phép covid lây lan mạnh hơn. Cụ thể rất nhiều bạn trẻ cho rằng mình đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin là có thể tự do thoải mái đến nơi đông người, thậm chí không đeo khẩu trang cũng chẳng cần sát khuẩn. Chính suy nghĩ đó đã làm Covid lây lan mạnh hơn và khi đó thì một điều tất yếu sẽ xảy ra đó là chúng sẽ có nhiều cơ hội đột biến và nhiều cơ hội đột biến thì tỷ lệ thuận với việc xuất hiện những biến chủng mạnh hơn có thể khiến vắc xin không còn tác dụng.
Điều đó thật sự đã xảy ra. Vào tối ngày 26 tháng 11 vừa qua theo giờ Việt Nam, tổ chức y tế lớn nhất hành tinh đã phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về một biến chủng mới của Covid 19 nó có kí hiệu là B1.1.529. Đây là biến chủng được cho là rất nguy hiểm và đang lây lan rất nhanh. Sau cuộc họp, WHO đã thống nhất sẽ xếp biến chủng này vào loại đáng lo ngại (VOC) và đặt tên cho nó là Omicron. Như vậy chúng ta phải chấp nhận sự xuất hiện của biến chủng VOC thứ năm sau bốn biến chủng trước đó là Alpha, Beta, Delta và Gramma. Và ngoài ra còn có loại biến chủng ít nghiêm trọng hơn đó là Lambda và MU.
Trở lại với biến chủng Omicron nguy hiểm nhất thế giới, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc không biết nó nguy hiểm cỡ nào mà phải tổ chức cuộc họp bất thường như vậy. Các nhà khoa học đã công bố rằng Omicron là biến thểt rồi tệ nhất mà họ từng thấy khi đại dịch bùng nổ. Nó có tới 50 đột biến và trong đó là có tới 32 đột biến trong vỏ protein gai, gấp đôi số lượng đột biến của phiên bản Delta vẫn đang tàn phá thế giới. Với số lượng đột biến ở gai cao kỷ lục này, nó sẽ gây ra hai vấn đề lớn đối với con người. Thứ nhất, protein gai là một trong những công cụ quan trọng nhất để virut tấn công cơ thể. Hiểu nôm na thì đó chính là chìa khóa để virut mở cửa chui vào các tế bào và ăn mòn nó. Chính vì vậy khi protein gai xảy ra đột biến cũng đồng nghĩa với việc virut đã nâng cấp chiếc chìa khóa của mình. Nếu chìa khóa mới được tạo ra kém hiệu quả so với phiên bản cũ thì virut đó sẽ không chui vào được tế bào và sẽ chết nhưng nếu chìa khóa mới nâng cấp hơn thì con virut dễ dàng tấn công vào tế bào hơn và như vậy thì dễ dàng lây lan hơn. Virut mà dễ lấy thì cũng dễ nhân bản số lượng lớn và nhanh chóng thống trị thế giới. Vậy nên nếu protein gai đột biến nhiều thì khả năng cao hơn con người sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng những người đã bị nhiễm Covid và khỏi thì vẫn có thể bị nhiễm lần nữa khi phiên bản Omicron tấn công và nếu cứ như vậy thì chẳng biết đến bao giờ Covid mới chấm dứt hoàn toàn. Hiện nay chưa có số liệu cụ thể về tốc độ lây lan của biến chủng Omicron nhưng chúng ta có thể nhận thấy nó đang lấy lan rất nhanh qua việc biến chủng Omicron đầu tiên được ghi nhận vào ngày 11 tháng 11, đến ngày 24 tháng 11 mới được báo cáo với WHO, vậy mà đến hôm nay 28 tháng 11 biến chủng này đã xuất hiện ở hầu hết các địa phương ở Nam Phi và nó còn lây sang cả các nước châu Phi, Bỉ, Botswana, Israel, HongKong và cả Anh. Như vậy có thể thấy Omicron đang lây lan rất nhanh.
Thứ hai, đó là khả năng kháng vắc xin và khi đó vắc xin không còn hiệu quả. Có thể các bạn chưa biết hầu hết các vắc xin của phương Tây đều tập trung vào khai thác protein gai của phiên bản Covid cũ để tạo ra hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, khi protein gai của Covid đã bị đột biến khác với phiên bản cũ thì vắc xin cũng rất có thể sẽ kém hiệu quả hơn, không còn tác dụng nữa. Theo báo Vnexpress, các nhà khoa học ước tính rằng hiệu quả bảo vệ trước biến chủng Omicron của vắc xin Astra giảm xuống chỉ còn 40% đến 50%, của Pfizer chỉ còn 50-60%.
Vậy thì sẽ có hai lựa chọn để đối phó với phiên bản mới này. Một là phong tỏa như khi chưa có vắc xin, hai là nhanh chóng tạo ra vắc xin mới. Nhưng phương án 2 thì không hề dễ dàng còn phương án một thì quá khắc nghiệt. Dù chưa biết chính xác mức độ nguy hiểm mà Omicron gây ra nhưng WHO đã cảnh báo các quốc gia phải nhanh chóng có biện pháp để chủ động đối phó, không để xảy ra sai lầm như chúng ta đã từng gặp phải với phiên bản Delta. Đã có một số quốc gia ngay lập tức thực hiện các biện pháp hạn chế nhập cảnh và giao tiếp với các khu vực có sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Cụ thể thì chính quyền tổng thống Joe Biden đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cấm nhập cảnh với những người đến từ 8 quốc gia châu Phi kể từ thứ hai ngày 29/11/2021. Chủ tịch ủy ban châu Âu cũng đưa ra lời kêu gọi dừng tất cả hoạt động hàng không đối với các địa điểm đã phát hiện biến chủng mới. Trong khi đó, Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19 của Liên bang Nga thông báo từ ngày 28/11/2021, nước này sẽ hạn chế nhập cảnh với công dân đến từ 9 nước châu Phi và đăc khu hành chính Hồng Kông.
Như vậy có thế đánh giá rằng biến chủng Omicron rất nguy hiểm trên cả lý thuyết lẫn thực tế. Mong rằng chúng ta sẽ sớm có biện pháp phòng và chống dịch hiệu quả hơn, không để Omicron tiếp tục tàn phá thế giới như biến chủng Delta đã từng. Mong mọi người không chủ quan, tiếp tục thực hiện nghiêm 5K và tuân thủ các qui định phòng dịch của nhà nước để thế giới cùng vượt qua đại dịch này, sớm trở về cuộc sống bình thường.
Nguồn: Kiến thức thú vị.