Bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay

Bộ máy Nhà nước Việt Nam thay đổi qua các kỳ Đại hội, qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để phù hợp với sự phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử. Theo Điều 2, Hiến pháp 2013 thì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, đây là sự kết hợp của hai kiểu Nhà nước: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trong bộ máy nhà nước bao gồm bốn loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan công tố(kiểm sát).

– Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương).

– Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…).

– Cơ quan tư pháp:

+ Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…).

+ Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước.

– Cơ quan công tố:  bao gồm Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.

3.7/5 - (13 bình chọn)