Cà phê có thể gây bệnh ung thư?

Một nghìn năm trước Công nguyên, Bộ lạc Omoros ở vương quốc Kefa nay là Etiôpia đã biết sử dụng cà phê. Hiện nay, cà phê đã trở thành thứ nước uống khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt đây là thứ nước uống phổ biến ở nhiều nước châu Âu.

Thành phần hóa học của cà phê rất phức tạp, người ta thấy có đến 2.000 chất hóa học khác nhau trong khi mới xác định được trên 500 hợp chất, trong đó Cafein là hoạt chất chủ yếu. Ngoài ra, còn có nhiều loại chất béo, các chất vi lượng khác như kẽm, măng gan, magiê, sắt, iod… và một số loại vitamin như vitamin A và D. Hương vị đặc trưng của cà phê được tạo bởi chính các chất hóa học có trong nó. Trong cà phê, lượng cafein có trong nó giúp ích con người tỉnh táo, sảng khoái hơn khi mệt mỏi. Cà phê đã được coi là một thứ nước uống có tác dụng tích cực chống stress, khi bạn quá mệt mỏi, không còn tỉnh táo… Trong thể thao, người ta coi cà phê như một chất doping. Nếu uống 1 ly cà phê đen thì sau 30 phút bạn có thế cảm thấy tăng lực lên 20% so với lúc bình thường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do cà phê thúc đẩy nhanh quá trình đốt cháy glucid và lipid để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của cà phê vói sức khỏe.

Các nhà khoa học Anh cho biết: Cà phê và sôcôla có khả năng trở thành một trong những phương thuốc chữa bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh viêm nhiễm. Người ta nhận thấy cafein có thể tác động đến một enzym đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào không kiểm soát được như các tế bào ung thư và các cục máu đông là nguyên nhân gây bệnh tim mạch hay đột quỵ.

Các nhà khoa học ở châu Âu đã phát hiện rằng, việc thường xuyên uống cà phê đậm đặc có liên quan đến việc tăng cholesterol trong máu. Một số chất có trong cà phê được coi là thủ phạm gây ra tăng cholesterol trong máu là các chất béo, cafetol và kahweol… Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc uống cà phê ở mức độ vừa phải cũng không làm tăng huyết áp đến mức nguy hiểm. Và các công trình nghiên cứu đó cũng đã không chứng minh được là cà phê có thể gây rốì loạn nhịp tim ở’ người khỏe mạnh.

Tổ chức Y tế thế giới khẳng định việc phân tích các thành phần có trong cà phê có tác dụng chống ung thư là một giả thuyết đầy thú vị.

Người đưa ra giả thuyết nói trên là bác sĩ Gonzalo Lopezabente của Viện Sức khỏe Carlos của Tây Ban Nha: Kết quả thử nghiệm trên 497 người bệnh ung thư cho thấy dường như người ung thư không uống cà phê thì bị nặng hơn những người có uống cà phê hàng ngày.

Theo Báo Sức khỏe của Pháp (Le Journal Santé), các chất chống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Chúng trung hòa các gốc tự do, là thủ phạm gây ra nhiều bệnh mạn tính và chứng lão hóa sớm. Các chất chống oxy hóa có thể được cung cấp từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, chủ yếu là từ rau quả. Cà phê có phải là chất chống oxy hóa hay không. Gần đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy đã gây sự chú ý vì cho rằng cà phê cũng có tác dụng chống oxy hóa. Các nhà nghiên cứu ở Oxlô (Na Uy) tỏ ra rất quan tâm đến nguồn cung cấp chất chống oxy hóa trong các loại thức ăn. Khảo sát 61 người được cho ăn một khẩu phần trong 7 ngày. Kết quả cho thấy trong 24 giờ, một người sẽ tiêu thụ trung bình 17mmol phân tử chống oxy hóa (dưới dạng beta caroten và vitamin C). Phân tích trong 17mmol này thấy có: ll.lmmol từ cà phê; 1,8 từ trà; 1,4 từ rượu vang; 0,8 từ ngũ cốc và cuối cùng 0,4 từ rau.

Như vậy, cà phê là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa đáng kể. Trong năm 2003, các nhà khoa học thuộc Viện Đại học Parme (Italia) cũng đã tiến hành nghiên cứu nguồn cung cấp chất kháng oxy hóa từ các nguồn thức ăn và nước uống khác nhau. Kết quả là cà phê đứng hàng đầu, xếp thứ hai là nước chanh.

Đã tìm thấy dấu vết chất gây ung thư trong cà phê! Đó là một thông tin do các nhà khoa học đưa ra. Theo hãng tin Reuters: Các nhà khoa học Đức cho biết, acrylamid – thành phần được coi là có thể gây ung thư ở súc vật đã tìm thấy trong tất cả 24 loại cà phê bột và 7 loại cà phê ép (espresso: pha bằng cách ép nước qua bột cà phê) được thử nghiệm. Hàm lượng chất này trong cà phê pha thấp hơn nhiều so với trong cà phê bột. Chủ tịch Hiệp hội cà phê Đức Winfried Tigges nói, acrylamid không có mặt ở cà phê chưa chế biến, nó chỉ hình thành trong quá trình rang. Ông cho biết, các nhà sản xuất cà phê đang nghiên cứu tìm cách tạo nên cà phê không chứa chất này. Một số nghiên cứu ban đầu đã cho thấy, aciylamid (được tìm thấy trong khoai tây rán, cà phê, nước và thực phẩm chứa carbonhydrat như bánh mỳ nướng hoặc rán) có thể gây ung thư ở động vật.

Đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa cà phê với ung thư, bệnh tim và chứng vô sinh. Theo Hội ung thư Mỹ, phần lớn các công trình cho thấy cà phê không liên quan tới bệnh ung thư vú, phổi, bàng quang, tuyến tụy, tuyến tiền liệt hay các bệnh ung thư khác. Có nghiên cứu cho rằng, một số thành phần của cà phê có tác dụng ngăn ngừa tổn thương ở ADN.
Tạp chí dinh dưỡng Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu mới nhất về tác dụng của cà phê tan với tim mạch. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não tăng lên 10% nếu bạn uống mỗi ngày 1,36g cà phê tan. Tại sao như vậy? Câu hỏi này được các nhà khoa học giải thích như sau: Trong cà phê còn có chất diterpene có tác dụng làm tăng hormocystein trong máu, khi hormocystein tăng cao trong máu có thể tạo thành cục máu đông và tổn thương thành mạch của tim. Nhưng nếu cà phê được pha theo kiểu cổ điển bằng cách lọc như thông thường thì hàm lượng chất này lại giảm đi một cách đáng kể.

Lời khuyên của thầy thuốc: Các nhà khoa học Anh cũng khuyến cáo rằng, không nên lạm dụng cà phê vì cafein có những tác dụng phụ và việc sử dụng liều cao có thể có hại cho sức khỏe.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *