Hiện nay, tùy theo tình hình kinh tế – xã hội của từng địa phương, mỗi huyện sẽ thành lập những Ban Chỉ đạo phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trong năm hay nhiệm kỳ. Cấp tỉnh sẽ có những Ban Chỉ đạo riêng, cấp huyện có những Ban Chỉ đạo giống với cấp tỉnh.
Thường ở cấp huyện sẽ thành lập những Bạn Chỉ đạo và xây dựng quy chế hoạt động của một số Ban sau:
- Ban Chỉ đạo công tác tín ngưỡng, tôn giáo
- Ban Chỉ đạo 35
- Ban Chỉ đạo giải quyết xử lý những vi phạm Luật Lâm Nghiệp
- Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp
- Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
- Ban chỉ đạo, Tổ an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Ban Chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Ban chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Ban Chỉ đạo liên tịch giữa cơ quan Quân sự huyện với các tổ chức chính trị – xã hội
- ….
Tùy theo mỗi địa phương, Ban chỉ đạo được xây dựng khác nhau, nhưng về cơ bản thì có những loại Ban Chỉ đạo này. Mỗi Ban Chỉ đạo có thể có đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư làm trưởng Ban Chỉ đạo. Khi có thay đổi về nhân sự, Ban Chỉ đạo sẽ kiện toàn lại. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng Quy chế, phân công các thành viên theo dõi chỉ đạo.