Các nền văn hóa khảo cổ học ở Việt Nam là các nền văn hóa được hình thành, duy danh từ những khai quật khảo cổ học những di tích, công cụ, hóa thạch… của các thời kỳ lịch sử khác nhau (từ thời đồ đá đến đồ đồng, đồ sắt…), những sắc thái địa phương (vùng) độc đá đồng thời có những nét chung phát triển liên tục từ miền núi đến miền xuôi. Những đặc điểm chung này phân biệt văn hóa khảo cổ học Việt Nam (gốc gác, trình độ tổ chức xã hội, công cụ, tiếng nói…) với văn hóa khảo cổ học Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Nhiều nhà khảo cổ học thế giới và Việt Nam đã xếp di tích và văn hoa khảo cổ Việt Nam vào một vùng văn hóa chung (Đông Nam Á) và thừa nhận đây là một trung tâm văn hóa lớn thời cổ, trong đó văn hóa khảo cổ người Việt (Việt Nam) đóng vai trò quan trọng.
Việt Nam đã phát hiện được rừng người vượn ở Bình Gia (Lạng Sơn), nhiều mảnh tước của công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ khoảng 30 vạn năm về trước ở núi Đọ (Thanh Hóa). Đó là dấu vết xưa nhất của bầy người nguyên thủy trên đất nước ta. Di tích núi Đo với công cụ đồ đá cũ, ghè đẽo thô sơ thuộc về thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành (người vươn Việt Nam).
Cách nay khoảng 3-4 vạn năm. con người bước vào chế đô thị tốc nguyên thuỷ. Dấu tích người và hóa thạch động vật cổ phát hiện ở hang Huôn (Yên Bái), hang Thung Lang (Ninh Bình), đặc biệt là những đồ đã cuối ghè đẽo thô sơ thuộc vùng đồi trung du Vĩnh Phủ (Vinh Phúc và Phú Thọ) đã cho thay một văn hóa Sơn Vị (tên các nền văn hóa khảo cổ học đều lạy các địa danh nơi đầu tiên tìm thấy những di tích tiêu biểu của nền văn hóa đò) vào cuối thời đại đồ đá cũ, đầu thời đại đồ đá giữa.
Truyền thống kỹ thuật và văn hóa đồ đá cuội Việt Nam được tiếp nối với văn hóa Hòa Bình (đầu thời đại đồ đá giữa) cách ngày nay khoảng 1 vạn năm, văn hóa Bắc Sơn (thời đại đồ đá mới) là những nền văn hóa hang động. Đồ đá cuội và tre nứa được dùng làm nguyên liệu chế tạo công cụ. Bên cạnh kỹ thuật ghè đeo trước kia, người nguyên thủy đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên rùi tử giác mài lưỡi (rìu Bắc Sơn) nổi tiếng. Xuất hiện những đồ gốm tay đầu tiên.
Vào thời đại đồ đá mới, cách nay khoảng 5 – 6 ngài năm, còn có dấu vết người nguyên thủy ở khắp mọi nơi: miền ven biển Đông, chủ nhân của văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), văn hóa Bàu Trỏ (ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình), văn hóa Hạ Long (miền biển Quảng Ninh)… với chứng tích là những chiếc rìu đã có vai, có nác, rìu từ giác mài cùng đồ gốm và gồm có hoa văn trang trí đa dạng. Rõ ràng trên khắp đất Việt đã bừng rõ những nền văn hóa khảo cổ đặc sắc vào lúc cực thịnh của thời đại đó đã và bên cạnh kinh tế san bát, hải lươm đã mạnh nha một kinh tế nông nghiệp (nghề nông xuất hiện). Việt Nam bước vào thời đại đồ đồng cách ngày nay khoảng 3 – 4 ngàn năm, sau khi trải qua một chặng đường dài của thời đại đồ đá. Bằng bàn tay, khối óc của mình, tổ tiên ta đã phát hiện, phát minh ra kỹ thuật luyện kim (đồng, đồng thau), đánh dấu bước ngoặt lớn bước nhảy vọt trong phát triển xã hội.
Triển lãm các hiện vật của nền văn hóa Đông Sơn
Chúng ta đã liên tiếp phát hiện được những di tích thời đại đồ đồng đồng thau phát triển nối tiếp nhau ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đó là giai đoạn buổi đầu thời đại đồng thau (văn hóa Phùng Nguyên): giai đoạn giữa thời đại đồng thau (văn hóa Đồng Đậu): giai đoạn cực thịnh của thời đại đồng thau văn hóa Gò Mun) và giai đoạn cuối thời đại đồng thau đầu thời đại đó sắt (văn hóa Đông Sơn). Ở miền Nam, di tích đồng thau cũng tìm thấy ở hang Gòn (Biên Hòa) và nhiều địa điểm vùng Tây Nguyên. Mỗi giai đoạn phát triển văn hóa này có niên đại sớm muộn khác nhau với những loại hình địa phương khác nhau, tạo thành một nền văn hóa đồ đồng thau Việt Nam, có ảnh hưởng và tiếp thu với văn hóa khảo cổ học bên ngoài. Sách Lịch sử Việt Nam, tập I đã nhấn mạnh: “Với thời đại đồng thau phát triển chúng bước vào thời kỳ nước Văn Lang, thời kỳ hưng vương của lịch sử Việt Nam”. Đồ đồng Phùng Nguyễn, Đổng Đậu. Gò Mun, đặc biệt Đông Sơn rất phong phú đa dạng com: vũ khí công cụ để đựng đồ trang sức… rất nổi tiếng đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh. Bên cạnh đo nghề còm dệt móc xuất hiện nóng nghiệp, Thủ công, giao thông vận tải tiếp tục phát triển chứng tỏ trình độ tương đối cao của đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam thời kỳ này. Cuối thế kỉ III trước công nguyên, dân tộc ta bước vào thời đại đồ sắt với sự thành lập nước Âu Lạc và mở đầu cho lịch sử chống ngoại xâm liên tục để dựng nước và giữ nước.