Vùng văn hóa là gì? Vùng văn hóa được dùng để chỉ một không gian có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống…., ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giữa các cộng đồng cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân có thể phân biệt với vùng văn hóa khác. Việt Nam có mấy vùng văn hóa?
Bản đồ các vùng văn hóa Việt Nam
Các vùng văn hóa Việt Nam gồm 6 vùng sau đây (trong mỗi vùng lại chia thành các tiểu vùng).
1. Vùng văn hóa Tây Bắc:
Gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và một phần tỉnh Hoà Bình, hiện có hơn hai mươi tộc người cùng cư trú xen cài với nhau, trong đó dân tộc Thái (với những yếu tố tiếp biến từ văn hóa Đông Nam Á) nổi lên như một sắc thái đại diện cho văn hóa Tây Bắc. Từ điều kiện cảnh quan, môi trường sống đã tạo nên những nét đặc trưng (cả về vật chất lẫn tinh thần) cho văn hóa vùng này. Các tộc người trong vùng đều có tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” và tín ngưỡng nông nghiệp. Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc tuy chưa có văn hóa chuyên nghiệp (bác học), nhưng mỗi tộc người đều có một kho văn hóa nghệ thuật riêng với ngôn từ giàu có và đủ thể loại, nghệ thuật múa dân tộc cũng là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc (xòe” Thái đã trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc), âm nhạc và ca hát ở đây cũng rất đặc biệt: hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng, hoặc bằng bạc… không thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác, thơ ca Tây Bắc được sáng tác để hát chứ không phải để đọc, nghệ thuật trang trí trang phục đã ở một trình độ cao. Giao lưu văn hóa giữa các tộc người trong vùng diễn ra rất tự nhiên.
2. Vùng văn hóa Việt Bắc:
Gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, phần đồi núi Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh. Cư dân chủ yếu của vùng văn hóa Việt Bắc là người Tày – Nùng, ngoài ra còn có các tộc người khác như Mông. Dao, Hoa, Lô Lô, Sân Chạy…, trong đó văn hóa Tây – Nùng giữ vai trò chủ thể và có ảnh hưởng tới văn hóa của các tộc người khác. Do vị trí địa lý – lịch sử mà từ lâu vùng đất này đã gắn bó chặt chẽ với trung tâm đặt nước, với người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Đồng thời đây cũng là vùng của ngõ, hành lang giao lưu văn hóa giữa nước ta với phía Bắc, nền bên cạnh những ảnh hưởng văn hóa của người Kinh thì còn thấy rõ những ảnh hưởng của văn hóa Hán. Những đặc trưng văn hóa chung của vùng được thể hiện qua nếp sống lâu đời của các cư dân ở đây, qua các phương thức lao động qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên. qua các thói quen trọng sinh hoạt (ăn, mặc, ở, đi lại) của họ. Tín ngưỡng của các cư dân ở đây pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên..) với các ảnh hưởng Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện tập trung ở các lễ hội cổ truyền (mà điển hình là hội Lồng tồng – hội xuống đồng), và sinh hoạt văn hóa chợ, đây là một sinh hoạt văn hóa đặc thù ở vùng Việt Bắc. Các thể loại văn học dân gian Việt Bắc khá đa dạng và phong phú. Một điều đáng chú ý nữa là tầng lớp trí thức Tày . Nùng hình thành từ rất sớm, đầu tiên là các trí thức dân gian (như các thày Mo. Then. Tào. Put) và sau đó là tầng lớp trí thức Nho học, rồi Tây học. Ngày nay, việc đào tạo trí thức, cán bộ khoa học cho Việt Bắc cũng được Đảng và Nhà nước ta rất chú ý.
Đọc thêm về : Lễ hội Lồng Tồng (Cao Bằng)
3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ:
Là vùng đồng bằng thuộc lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã, với cư dân chủ yếu là người Việt và nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Châu thổ Bắc Bộ là vùng van hóa – lịch sử cổ, là cái nói hình thành dân tộc Việt là trung tâm của các nền văn minh lớn: Đông Sơn. Đại Việt…. do vậy nó mang trong mình truyền thống văn hóa dân tộc bền chắc, vừa thích ứng kịp thời với những biến động lịch sử – thể hiện ở chỗ luôn tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài để tái tạo nên những giá trị và bản sắc riêng – vừa đóng vai trò định hướng cho đường đi của dân tộc và đất nước. Đây là vùng đất có sức hút những tinh hoa muôn nơi, rồi từ đó lại toả đi muôn nơi những giá trị văn hóa, khiến nó trở thành biểu tượng cao đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.
4. Vùng văn hóa Trung Bộ:
Bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Do vị thế địa lý lịch sử Trung Bộ đã trở thành trạm trung chuyển, là nơi dừng chân của người Việt trước khi tiến về phía Nam mở cõi. Nơi đây đã diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm, người Việt đã tiếp nhận di sản văn hóa Chăm (cả vật thể và phi vật thể) và “Việt hoa” để trở thành của mình. Sự tiếp biến văn hóa này đã khiến văn hóa của người Việt Trung Bộ thay đổi so với của người Việt ở Bác Bộ. Điều kiện tự nhiên, môi trường đã làm cho vùng đất này hình thành một nền văn hóa biển bên cạnh nền vạn hoa nông nghiệp.
5. Vùng văn hóa Tây Nguyên:
Bao gồm các tỉnh Gia Lai Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, là địa bàn sinh sống của hơn 20 tộc người thuộc về hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu: Môn – Khmer và Mã Lai – Nam Đảo. Đây là vùng tương đối khép kín, ít giao lưu với bên ngoài, nên tới gần đây các dân tộc Tây Nguyên còn bảo lưu khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình, một bản sắc văn hóa ít nhiều mang tính bản địa Đông Nam Á cổ đại trước khi tiếp xúc với hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Nền sản xuất nương rẫy đã quy định những sắc thái văn hóa lớn của vùng này: toàn bộ văn hóa tộc người cơ bản vẫn là văn hóa dân gian, tín ngưỡng nông nghiệp với trình độ tư duy thần bí. “Văn hoá cồng chiêng” và “văn hoá nhà mồ” là những đặc trưng nổi bật của văn hóa vùng này.
6. Vùng văn hóa Nam Bộ:
Thuộc địa phận các tỉnh Nam Bộ, hình thành trên vùng châu thổ của hai hệ thống sông chính là Cửu Long ở phía tây và Đồng Nai ở phía đông. Đây là một vùng đất mới đối với người Khmer. Việt, Hoa. Điều kiện tự nhiên, môi trường của Nam Bỏ đã tạo cho vùng đất này những sắc thái vạn hóa tiêu biểu, những “tính cách” riêng của mình. Đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy là quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ, tạo cho văn hóa Nam Bộ tính chất cởi mở, hướng ngoại. Văn hóa Nam Bộ là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống của vùng đất gốc (các tộc người Việt. Hoa, Khmer…) với điều kiện tự nhiên lịch sử vùng đất mới làm này sinh những yếu tố văn hóa riêng biệt thể hiện ở cả đời sống vật chất và tinh thần.
Xác định được các vùng văn hóa sẽ là điều kiện tốt góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, trên cơ sở ấy sẽ vạch ra được chiến lược phát triển văn hóa đúng đến cho từng vùng.