Cùng tìm hiểu tác hại và cách phân biệt rau, quả bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng đối với những trái cây, củ quả hay thường dùng trong nấu ăn hằng ngày của gia đình chúng ta.
– Cà chua: Cà chua đã bị ô nhiễm thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng thường có một số đặc điểm hình dạng bất thường:
- 1) Đầu quả rất nhọn;
- 2) Phần thân quả méo, nứt;
- 3) Ngoài đỏ trong xanh.
Điều này do cà chua bị phun một số loại thuốc kích thích tăng trương, thuốc thúc chín. Thuốc kích thích tăng trưởng trong thời gian ngắn không kịp phân hủy sẽ lưu lại trong quả. Sau khi ăn vào, chất kích thích có trong cà chua sẽ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của cơ thể, lâu dài có thể gây ung thư.
– Dưa hấu: Trong quá trình trồng dưa hâu, một số kẻ hám lợi thường sử dụng thuốc thúc chín trái cây. Có thế phân biệt được dưa hấu nhiễm thuốc thúc chín trái cây dựa vào ba đặc điểm dưới đây:
- 1) Sọc vàng và xanh lá cây trên vỏ dưa hấu không đều;
- 2) Phần lõi bên trong đỏ sẫm, ăn không có vị ngọt;
- 3) Hạt dưa màu trắng.
Phần thuốc thúc chín lưu lại trong dưa hấu có tác hại lốn đối với sức khỏe con người, có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ bài tiết, sinh sản và miễn dịch của cơ thể.
– Kiwi: Kiwi được gọi là vua của loại quả có nhiều vitamin C vì có chứa lượng lớn vitamin C. Kiwi 20 năm trước chỉ to bằng quả óc chó lớn, nhưng hiện nay có kích thước như củ khoai tây, do người ta đã sử dụng một loại thuốc kích thích tăng trưởng “làm trái lớn nhanh”. Làm như vậy, tuy có thể tăng sản lượng trên một đơn vị gieo trồng, nhưng lại làm mất đi vị chua ngọt ban đầu, gặp ngày mưa còn dễ bị mốc và thối. Thuốc kích thích tăng trưởng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của cơ thể.
– Rau hẹ: Người ta phải sử dụng một loại thuốc trừ sâu phospho hữu cơ có tính độc mạnh để trừ bọ ăn thân hẹ. Điều này làm tăng dư lượng thuốc trừ sâu trong rau hẹ. Đã có những vụ trúng độc do ăn rau hẹ, gây hệ quả nghiêm trọng ở một số địa phương.
– Khoai tây: Khoai tây sau khi chuyển thành màu xanh, mọc mầm sẽ sinh ra một loại độc tố tự nhiên có nguy hại rất lớn đối với sức khỏe. Đê tránh khoai tây chuyển sang màu xanh và mọc mầm, người ta dùng thuốc diệt khuẩn và diệt mầm tecnazene, nhưng dư lượng của tecnazene trong khoai tây luôn vượt quá tiêu chuẩn. Tuy nhiên, dư lượng thuốc trừ sâu trong khoai tây thường ở phần vỏ. Do đó phải gọt vỏ khoai tây trước khi đem nâu.