Cái dập ghim ( hay còn gọi là cái bấm kim) là một vật dụng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống và công việc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của cái dập ghim.
Cái dập ghim là ý tưởng sáng chế của George Friend, người Anh vào năm 1876, nhưng mãi đến năm 1879 vẫn chưa được chế tạo.
Thế là Herbert Haddan, một luật sư về bằng sáng chế ở Anh đã chế tạo ra nó. Ông ta chế ra cái dập ghim bằng tay trông giống như hai gọng kềm, một gọng để cố định trên bàn và một gọng để dùng tay ép xuống.
Cho đến ngày nay, dạng máy dập kim đó vẫn còn được sử dụng. Cái dập ghim dùng để kẹp cố định giấy lại với nhau. Ngày nay dùng rất phổ biến để đóng tập, dùng trong văn phòng, bấm thẻ giữ xe…
Giấy cần kẹp giữ được đặt trên cái đe, mặt đe được tạo lõm để dẫn hướng cho đầu ghim. Khi chúng ta dùng tay đè mặt trên của cái dập ghim, ghim sẽ được ấn mạnh xuyên qua lớp giấy phía dưới, theo đường cong trên mặt đe để gấp đầu kim, kẹp lớp giấy lại với nhau. Ghim chứa trên rãnh trượt và luôn được đẩy nạp tới nhờ một cái lò xo.
Ngày nay, dù chức năng không thay đổi nhưng cái dập ghim được thiết kế với nhiều mẫu mã đa dạng, bắt mắt hơn.