Dưới các vương triều phong kiến, đất nước ta trải qua một chặng đường dài 10 thế kỷ, đã tổ chức được nhiều khoa thi tiến sĩ. Khoa mở đầu vào năm Ất Mão (1075) đời Lý Nhân Tông và khoa kết thúc vào năm Kỷ Mùi (1918) đời vua Khải Định. Về thể lệ thi, buổi đầu chưa được ổn định, cho đến thời Hậu Lê mới vào quy củ.
Lịch sử chế độ khoa cử ở Việt Nam bắt đầu định hình từ năm 1075, dưới triều Lý (1010 1225). Tuy hệ thống thi cử của Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng dưới thời Lý và đầu thời Trần, Nho giáo chưa phải là nội dung duy nhất của giáo dục và khoa cử.
Tái hiện hình ảnh lều chõng đi thi của các sĩ tử xưa
– Khoa thi đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước ta là kỳ thi đại khoa năm 1075 (Ất Mão), dưới đời vua Lý Nhân Tông. Người ta còn gọi đây là khoa Minh kinh bác học và khoa thi Nho học tam trường. Tuy những người đỗ ở khoa này chưa chia thành Giáp đệ, chưa đặt Tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, nhưng sử sách vẫn coi Lê Văn Thịnh, người đỗ đầu ở kỳ thi này là vị trạng nguyên đầu tiên của khoa cử nước nhà. Sau đó, triều Lý còn tổ chức tiếp được 6 khoa thi nữa, nhưng các khoa thi này chưa được tiến hành theo định lệ thường xuyên mà phụ thuộc vào nhu cầu cần người của Nhà nước.
–Thời Trần (1225-1400) tổ chức được 19 khoa thi, trong đó có một số khoa đã đánh dấu những mốc điểm và thể thức của lịch sử chế độ khoa cử mà các đời sau vẫn lấy đó làm chuẩn mực. Năm 1232, mở khoa thị Thái học sinh đầu tiên của nước ta, từ đây vua Trần Thái Tông định lệ cử 7 năm mở khoa thi này một lần. Đây cũng là khoa đầu lấy ba bậc đỗ, gọi là tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp).
- Khoa thi năm 1247 là khoa thi đầu tiên lấy tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.
- Khoa thi năm 1256, đầu tiên lấy hai trạng nguyên (lấy thêm một trạng nguyên cho những người quê từ Thanh Hoá trở vào: “trại trạng nguyên” bên cạnh “kinh trạng nguyên” là người quê từ Thanh Hoa trở ra). Nhưng việc này chỉ làm trong hai khoa thi rồi thôi các khoa thi sau đó vẫn chỉ lấy một trạng nguyên. – Khoa thi năm 1304, ngoài tam khôi còn có danh hiệu “Hoàng giáp” và danh hiệu này bắt đầu có từ đây. Hoàng giáp là tên gọi của các tiến sĩ đệ nhị giáp, xếp sau tam khỏi. Đến khoa thi này thể thức của một kỳ thi đại khoa đã hoàn chỉnh, các triều đại sau có thêm bớt sửa đổi nhưng không ngoài thể thức cơ bản này. Các phép thi của khoa thi này là thi tứ trưởng:
+ Trường 1: thi kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh), kinh nghĩa (nghĩa lý của kinh).
+ Trường 2: thi thơ và phú.
+ Trường 3 thi ba bài chế chiếu, biểu.
+ Trường 4: một bài văn sách.
Trước khi vào thị trường 1, thí sinh còn phải viết ám tả hai thiên Y quốc và Thiên tử truyện trong sách cổ của Trung Quốc để loại bớt người kém.
- Khoa thi năm 1396, nhà vua “định phép thi”:
+ Bỏ môn ám tả cổ văn trước khi bước vào tứ
trường.
+ Năm trước thi hương (tổ chức ở nhiều vùng trong nước), năm sau thi hội (chủ yếu tổ chức ở kinh đô).
Ở thời Trần, danh hiệu học vị cao nhất là Thái học sinh. Những người đỗ thái học sinh chia làm ba hạng (tam giáp): đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam giáp. Danh hiệu Tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa để gọi cho ba người đứng đầu trong số người được xếp vào đệ nhất giáp. Người đứng đầu đệ nhị giáp được gọi là hoàng giáp.
- Năm 1374, mới có danh hiệu tiến sĩ, và nó dùng để thay cho danh hiệu thái học sinh. Bấy giờ, có nhiều người xuất thân khoa bảng nổi tiếng như Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (nhà văn học, ngoại giao), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn… Những buổi đầu, để chiếu cố tình hình phát triển văn hóa chưa đồng đều giữa các vùng, nhà Trần đặt lệ lấy hai Trạng nguyên. kinh Trạng nguyên cho vùng đất cũ và trại Trạng nguyên cho vùng đất mới được mở mang. Sau đó, lệ này được bỏ.
–Thời Hồ (1400-1407), tổ chức được hai khoa thi.
–Thời Lê (1428-1527), tất cả các thể thức thị cử hình thành từ các thời trước đã được tiếp thu và trở thành mẫu mực cho các khoa thi sau đó: thi hương ở địa phương phải qua 4 trường ở năm trước, năm sau thi hội ở kinh đó, cũng qua 4 trường rồi vào thi đình. Năm 1442, mở khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Lê, ở khoa thi này vua đã sai khắc bia về việc mở khoa thị tiến sĩ và đề tên những người đỗ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đó. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), định lại lệ thi hội (3 năm thi hội một lần) và các phép thi hội.
+ Trường 1: hỏi về Tứ thư, Ngũ kinh.
+ Trường 2: thi chế, chiếu, biểu.
+ Trưởng 3: thi thơ, phú.
+ Trưởng 4: làm một bài văn sách hỏi về ý nghĩa dị đồng trong Ngũ kinh và chính sự các triều đại.
Sang đời Lê. học vị tiến sĩ vẫn chia làm ba hạng tam giáp), vẫn đặt ra tam khôi sau chuyển thành Tiến sĩ cập đệ (đệ nhất giáp); tiến sĩ xuất thân (đệ nhị giáp) và đồng tiến sĩ xuất thân (đệ tam giáp hoặc tiến sĩ phụ bảng). Khoa thi hội đầu tiên của nhà Lê (năm 1442), chỉ lấy 33 tiến sĩ, trong số 450 thí sinh, Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên (sau đi sứ Trung Quốc được triều Minh phong làm trạng nguyên nên gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (trạng nguyên của hai nước)). Nguyễn Như Đổ đỗ Bảng nhãn Lương Nhà Hộc đỗ Thám hoa. Trong số các tiến sĩ khoa này, còn có Ngô Sỹ Liên là một nhà sử học nổi tiếng.
Học vị cao nhất của kỳ thi hương là hương cống (sau đổi thành cử nhân) và sinh đồ (sau đổi thành tú tài). Một thí sinh có thể đó nhiều lần tú tài nên có tú kép, tú mền (tức là đỗ hai lần tú tài, ba lần tú tài theo lối gọi của dân gian). Đỗ đầu thi hương là thủ khoa, gọi là giải nguyên.
–Thời Mạc (1527-1592) cũng tổ chức khoa cử theo mô hình cũ của nhà Lê, và tiếp sau đó, các triều đại Lê – Trịnh – Nguyễn (1601-1786), triều Nguyễn (1802-1845), về cơ bản chế độ thi cử vẫn theo những thể chế thời Lê nhưng bỏ tam khôi. Sau này nhà Nguyễn với tính chất chuyên chế cực đoan không lấy trạng nguyên nữa và đặt thêm danh hiệu Phó bảng cho những người đỗ thi hội với số điểm cao nhưng chưa đủ điểm để vào thi đình.
–Khoa thi chữ Hán, ở Bắc Kỳ năm 1915, ở Trung Kỳ vào năm 1918 đời Khai Định, triều Nguyễn là những khoa thi cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam dưới chế độ quân chủ chuyên chế. Sau đó, người Việt Nam chuyển sang một hệ thống giáo dục và thi cử khác.