Rắn chuông (rắn đuôi kêu) rất thích ăn thịt chồn. Tuy nhiên, chồn không bao giờ để bị ăn thịt một cách dễ dàng. Ngược lại, chúng còn tấn công và tiêu diệt hàng loạt những con rắn độc dài gần 2 mét này. Chồn có vũ khí gì lợi hại như vậy?
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California đã bỏ ra gần một năm để quan sát sinh hoạt của loài chồn “spermiphilus variegatus” ở các sa mạc Bắc Mỹ. Chúng sống trong những hang động sâu dưới lòng đất, vì vậy thường bị rắn chuông lẻn ào ăn thịt.
Để tự vệ, họ hàng nhà chồn bắt buộc phải tổ chức các cuộc tấn công trả đũa. Thường khoảng 3 hoặc 4 con chồn quây lại đánh rắn. Một con liên tục tấn công vào chiếc đuôi khiến kẻ thù phải co lại, không có đà để bổ những chiếc răng cực độc vào người chồn. Trong khi đó, những con khác cặn trộm từng nhát vào người rắn.
Khi tấn công, chồn luôn tránh đẩu rắn, vì chỉ dính một vết đợp, chúng sẽ bị chết ngay sau đó vài giây. Trong nhiều cuộc chiến, để giết chết rắn hoặc đuổi nó ra khỏi địa phận, nhà chồn phải hy sinh tới vài thành viên.
Để tránh thiệt hại, chồn còn tổ chức các cuộc săn lùng quy mô hơn: Chúng mò vào tận hang ổ của rắn chuông. Trong khi con mẹ vắng mặt, chúng giết chết hàng loạt con non, hoặc đập vỡ trứng.
Nhưng nói chung, chồn vẫn rất sợ rắn đuôi kêu. Nếu rắn xuất hiện bất ngờ, chồn thường bỏ chạy tán loạn. Loài rắn ăn thịt chồn lớn nhất dài tới gần 2 mét, có tên là kim cương (crotalus atrox), vì chúng có màu da như những viên đá. Chúng có thể nuốt gọn một con chồn non, rồi nằm nghỉ khoảng 2 3 ngày để tiêu hoá.