Đối tượng, nội dung, phạm vi và hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 33. Điều 34 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 2015) thì đối tượng, nội dung, phạm vi và hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được pháp luật quy định như sau:

– Đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội:

  • Đối tượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Nội dung phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm sự cần thiết; sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân, tổ chức.
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33.

Theo đề nghị của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc quy định của pháp luật, các tổ chức chính trị – xã hội chủ trì phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

Các tổ chức thành viên khác phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

– Hình thức phản biện xã hội:

  • Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.
  • Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đế lấy ý kiến phản biện xã hội.
  • Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *