Dùng chung đồ với người viêm gan B có bị lây bệnh không?

Một số người cho rằng virus viêm gan B lây lan qua với người không mắc bệnh khi dùng chung chén, đũa, bắt tay, ôm hôn người bệnh… nhưng theo y học thì đây là quan niệm sai lầm.

Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ. Virus viêm gan B (HBV) là một loại virus gây ra bệnh viêm gan. Khi nhiễm virus viêm gan B, phần lớn người bệnh không có triệu chứng, chỉ một ít trường hợp biểu hiện viêm gan siêu vi B cấp tính như đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu, chán ăn… Nếu không được theo dõi và điều trị đúng thì bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mãn tính, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Việc một số người cho rằng virus viêm gan B có thể lây khi dùng chung bát đũa, khắn mặt, bắt tay, ôm hôn người bệnh… Điều này gây ra sự kỳ thị trong cộng đồng đối với bệnh nhân viêm gan B.

Thực tế, viêm gan B hoàn toàn không lây qua tiếp xúc thông thường mà lây qua 4 đường sau:

  • Đường máu là chủ yếu (truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm)
  • Từ mẹ sang con
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Dùng chung kim tiêm

Song, con đường lây nhiễm này không khó để khống chế, hiện đã có vắc xin phòng viêm gan B.

Để phòng bệnh, cộng đồng cần chú ý tiêm phòng viêm gan B đối người chưa có miễn dịch với virus này. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên từ 3 đến 6 tháng một lần tại cơ sở y tế có dịch vụ xét nghiệm và siêu âm gan. Bảo hiểm y tế cũng đã chi trả cho những người mắc viêm gan B, nên việc điều trị bệnh đã không còn gặp quá nhiều khó khăn.

Hiện nay, bạn có thể tới các Trung tâm Y tế để xét nghiệm máu, coi trong cơ thể mình đã tiêm vác xin Viêm gan B chưa. Nếu bạn chưa chích vác xin thì có thể tiêm vác xin dù đã trưởng thành rồi.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *