Đền Quát được xây dựng vào cuối thời Trần nhằm ghi nhớ công lao của đô soái Yết Kiêu – người đã cùng quân dân nhà Trần làm nên nhiều chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, tiêu biểu như: chiến thắng Hàm Tử, Tây Kết, chiến thắng Bạch Đằng,… Nhờ có công trạng xuất sắc nên sau khi ông mất, vua Trần đã ban sắc phong cho dân làng Hạ Bì lập đền thờ và suy tôn ông là Thành Hoàng làng. Yết Kiêu còn được lập miếu, đền thờ ở nhiều nơi, nhưng lớn nhất vẫn là đền Quát.
Lễ hội đền Quát tưởng nhớ Yết Kiêu xưa kia được tổ chức vào mùa xuân nhưng gần đây được chuyển sang mùa thu để cộng hưởng cùng Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) tưởng niệm Trần Hưng Đạo, chủ soái của Yết Kiêu.
Lễ hội đến Quát ngày nay bao gồm: Nghi thức quan trọng nhất của phần Lễ trong Lễ hội đền Quát là lễ rước thuỷ và rước bộ.
Trong phần thi bơi trải, người tham gia phải là những thanh niên khoẻ mạnh, được tuyển chọn rất kỹ càng từ các xóm chài. Các đội thuyền trước khi bước vào cuộc thi đều thực hiện nghi lễ dâng hương để xin mùa cá bội thu, nhân dân no ấm. Những người tham gia thi bơi đầu đều chít khăn, có thắt lưng, mặc áo cổ vuông và khác màu để phân biệt giữa các đội. Thuyền đua được thiết kế dạng thuyền rồng dài, hẹp và có độ lướt cao. Đường đua là đoạn sông thẳng nhất, được cắm cây nêu gắn cờ đuôi nheo đểđánh dấu đích đến. Khi tiếng trống hiệu gõ một hồi, một tiếng xong, các đội thi bắt đầu thi đấu trong tiếng reo hò, cổ vũ đầy phấn khích của Lễ hội.
Lễ hội đền Quát thể hiện tinh thần thượng võ cao đẹp của dân tộc Việt Nam, phảng phất nét tương đồng với lễ cầu ngư của ngư dân duyên hải Trung Bộ.