Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông (Hà Giang)

Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang được tổ chức vào mùa xuân hay những dịp nông nhàn, do một gia đình hay một làng chủ trì, thường được tổ chức trên một bãi đất rộng quanh làng, hay một nương ngô đã thu hoạch xong.

Lễ hội Gầu Tào gồm hai phần chính: phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ: được bắt đầu bằng nghi lễ “dựng cây nêu” với ý nghĩa thông báo mở hội, đồng thời thể hiện sức sống trường tồn của làng bản người Mông trên vùng đất cao nguyên đá này. Dựng cây nêu xong, bản làng thường có một mâm lễ vật gồm có: 1 thủ lợn, 1 đĩa xôi, 1 chai rượu, 4 chiếc bát con, 4 chiếc chén, 4 chiếc thìa, đặt bên dưới để cúng thần linh và tổ tiên, trời đất.

Phần Hội: Sau khi phần Lễ kết thúc, phần Hội bắt đầu với nhiều trò chơi dân gian như: đánh yến, đấu võ, bắn nỏ,… và cả những trò vui mang tính nghệ thuật như: múa khèn, thổi sáo, thi hát đối đáp,…

Từ dụng ý ban đầu là lễ tạ ơn chúc tụng con đàn cháu đống, mang màu sắc tôn giáo, lễ hội Gầu Tào ngày nay đã trở thành sân chơi bổ ích để nam nữ thanh niên Mông trổ tài và giao duyên. Lễ hội Gầu Tào là một trong những kênh văn hóa hữu hiệu góp phần gắn kết cộng đồng dân tộc thiểu số phía bắc, làm cho diện mạo của đời sống tinh thần, văn hóa Mông thêm sinh động, đa dạng.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *