Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng loài cá sống trong môi trường nước như vậy thì chúng có bị khát không, và chúng có uống nước không?
Do nồng độ huyết dịch và thể dịch của cá nước ngọt cao hơn nước ngọt ở xung quanh, nước từ bên trong thông qua mang cá thẩm thấu vào biểu bì mô mỏng không ngừng thẩm thấu vào mình cá, cho nên cá nước ngọt không kể cơ thể của nó có cần nước hay không thì nước vẫn liên tục thẩm thấu vào nó. Vì thế mà cá nước ngọt không những không cần uống nước mà còn phải luôn bài tiết nước thừa trong cơ thể ra ngoài, nếu không thì thân cá sẽ có nguy cơ bị nứt ra.
Cá biển thì có nhiều loại không thể nào kể hết được. Nồng độ nước biển hơi cao nhưng tuyệt đại bộ phận loài cá xương mềm trong máu của chúng có chất ure, nồng độc ure cao hơn nước biển. Vì thế mà chúng cũng như cá nước ngọt, chẳng cần phải uống nước.
Nhưng đối với cá xưng cứng sống trong biển cả, do nồng độ xung quanh cao hơn nồng độ máu cá cho nên tình hình mất nước trong cơ thể cá tương đối nghiêm trọng cần phải bổ sung lượng nước. Vì vậy cá xương cứng ở trong biển phải uống những ngụm nước thật lớn.