Trong cuộc sống thường ngày, có một số loại rau, quả, hạt… chứa độc tố tự nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ rất dễ bị trúng độc.
– Măng khô:
Trong măng khô có độc tố cyanogenic glycoside. Dấu hiệu nếu bị trúng độc thì cổ họng bị co rút, đau đầu, nôn mửa, tâm trạng bồn chồn. Người bị nặng có thể tử vong. Loại độc tố này có khả năng hòa tan trong nước rất cao, gặp nhiệt độ sẽ phân giải, cho nên khi ăn mãng khô cần phải tưới nhỏ hoặc thái thành lát mỏng, nấu chín thật kỹ.
– Hạt các loại quả như táo, mơ, lê, anh đào, mai… cũng có chứa độc tố cyanogenic glycoside, không cẩn thận nuốt phải có thê bị trúng độc. Do đó, cho trẻ em ăn các loại hoa quả này cần lưu ý loại bỏ hạt.
– Các loại đậu:
Đậu xanh, đậu đen, đậu tương… đều có chứa độc tố phytohemagglutinin, là một loại độc tố thực vật. Sau khi ăn phải chất này trong vòng 1 đến 3 giờ có thể dẫn đến trúng độc. Triệu chứng chủ yếu là nôn mửa, đi ngoài…, có thể kèm theo dị ứng nếu độc tố’ thâm nhập vào máu. Khi nấu chín, các độc tố trong đậu sẽ được giải phóng, cần lưu ý là ở nhiệt độ 80°C, tác hại của độc tố là tối đa. Do vậy, cần nấu chín kỹ trước khi àn.
– Hoa hiên tươi: Có chứa chất độc colchicine, sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bị oxy hóa tạo thành chất cực độc, phá hoại hệ hô hấp, dạ dày và ruột. Triệu chứng trúng độc thông thường xuất hiện sau khi ăn 1 giờ. Triệu chứng lâm sàng là khô họng, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, dạ dày có cảm giác như bị thiêu đốt, trường hợp nặng có thể tiểu tiện ra máu. Do chất độc colchicine dễ tan trong nước nên khi dùng hoa hiên, cần nhúng qua nước sôi, sau đó ngâm vào nước lạnh 2 giờ, rửa sạch chất colchicine. Nếu bị trúng chất độc, phương pháp cấp cứu tốt nhất là làm cho bệnh nhân nôn ra, sau đó cho uống hoắc hương, mỗi lần một viên, ngày uống ba viên, hoặc cho uống nước cam thảo, đậu xanh.
– Cà chua xanh: Chứa rất nhiều chất độc solanum nigrum, khi trúng độc miệng thường có vị đắng chát, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa cùng các triệu chứng khác, ăn sống thì mức độ nguy hiểm càng cao. Cho nên, không nên ăn cà chua xanh.
– Khoai tây mọc mầm và khoai tây màu xanh: Khoai tây để lâu, màu vàng sáng ban đầu dần dần biến đổi thành màu xanh, quá trình này tạo ra chất độc solanine. Khoai tây mọc mầm cũng chứa một lượng lớn chất độc solanine, đặc biệt mầm khoai có hàm lượng chất độc cao hơn rất nhiều. Sau khi ăn khoai tây có độc tố solanin, trong vòng 1 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng trúng độc như khoang miệng có cảm giác bỏng rát, bụng đau, nôn mửa, choáng váng, nghiêm trọng hơn là xuất huyết ruột và dạ dày. Vì vậy, khoai tây mọc mầm và khoai tây đã có màu xanh thì nhất định không được ăn.
– Gừng bị thối hoặc dập nát: Có chứa chất kịch độc say role. Khi ăn phải loại chất độc này, dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây hoại tử tế bào gan lâu dần sẽ biến thành ung thư gan.
– Khoai lang bị già do vi khuẩn xâm nhập, loại chất độc này có thể lan rộng trong củ khoai lang, cho nên dù đã gọt bỏ các vết đen cũng không thể loại bỏ hoàn toàn độc tố’ trong khoai lang.
Khả năng giải các chất độc phụ thuộc vào thể chất, độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của mồi người. Đôi với người già, trẻ nhỏ và những người có thể trạng yếu, khả năng giải độc của cơ thể rất kém, vì vậy cần phải chú ý đến vấn đề ăn uống để tránh ăn phải các loại rau, củ, quả có chất độc. Khi có hiện tượng trúng các chất độc tự nhiên từ rau, quả phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.