Theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 2015) thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Nhà nước bằng các hình thức sau:
– Tham gia công tác bầu cử: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử.
– Tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên và giới thiệu Hội thẩm nhân dân:
+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử đại diện tham gia Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp theo quy định của pháp luật.
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì lựa chọn, giới thiệu người đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật.
– Tham gia xây dựng pháp luật:
+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị úy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh; trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bố sung, bãi bỏ văn bản pháp luật trái Hiến pháp và pháp luật.
+ Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý kiến; tiếp thu và phản hồi kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Tham dự các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp ủy ban nhân dân:
+ Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự các kỳ họp Quốc hội; được mời tham dự các phiên họp của úy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; được mời tham dự các phiên họp ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, úy ban Mặt trận TỔ quốc Việt Nam cùng cấp thông báo về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền, ý kiến, kiến nghị của nhân dân địa phương; đề xuất, kiến nghị với Hội đồng nhân dân, úy ban nhân dân những vấn đề cần thiết.
– Tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí:
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí với các nội dung: tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chông lãng phí; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời yêu cầu, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Tham gia góp ý, kiến nghị vói Nhà nước:
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện đế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý, kiến nghị; tiếp thu và phản hồi góp ý, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.