The East, tựa tiếng Việt là Phương Đông, là một tác phẩm điện ảnh chiến tranh mô tả sự tái xâm l.ược d.ã m.an của đế quốc Hà Lan đối với đất nước Indonesia sau Thế chiến thứ Hai. Phim dựa vào góc nhìn của một người lính Hà Lan, đến Hà Lan với tư cách “giải trừ khủng bố” và “đem lại hòa bình cho người dân Indonesia”… Nhưng sự thực mà người lính này trải nghiệm là gì? Đó là việc chứng kiến chỉ huy gọi tên từng người dân Indonesia vô tội rồi b.ắn gục họ, bất kể đó là người già, tr.ẻ e.m, phụ nữ, người t.àn tậ.t, thanh thiếu niên…
“Chúng ta không phải là đang bảo vệ người dân và giữ gìn hòa bình hay sao? Tại sao chúng lại bắn gục họ thay vì cứu rỗi họ” – người lính thốt lên trong bực tức và ph.ẫn n.ộ. Sau này, khi trở về Hà Lan, anh lính này đã t.ự s.át vì những tội á.c d.ã m.an đã ám ảnh trong bao nhiêu năm, còn gã sĩ quan chỉ huy đã b.ắn g.iết h.ại 1500 người bản địa Indonesia lại không bị làm sao và sống an lành dư dả đến cuối đời.
Người Indonesia bình luận về tác phẩm này: “Những kẻ x.âm lược không bao giờ họ tự nhận là x.âm lược. Những Hà Lan đến Indonesia như những người hùng và nói tổ tiên chúng tôi như những tên kh.ủng b.ố. Kẻ x.âm lược lại trở thành kẻ bị hại, người bị x.âm lược lại trở thành á.c nhân.”
Trong The King’s Choice – một bộ phim nói những quyết định khó khăn là chiến đấu hay đầu hàng của vua Na Uy – Haakon VII trước quân đội Đức Quốc Xã. Đầu hàng để nhận lấy hòa bình hay chiến đấu để giữ vững đất nước? Có một đoạn thoại đáng chú ý như thế này: “Nếu như vì là quốc gia bé mà phải ký đầu hàng, phải cắt lãnh thổ để đổi lấy hòa bình. Thì sự tồn tại của quốc gia ấy là vô nghĩa…”. Cuối cùng, Na Uy trở thành quốc gia trụ vững tới tận 62 ngày trước quân đội Đức Quốc Xã, chỉ sau mỗi Liên Xô và sự kiện này trở thành bản anh hùng ca lịch sử vĩ đại của quân dân Na Uy trước chủ nghĩa quốc xã!
Tuy nhiên, vua Haakon VII cũng phải gánh chịu chỉ trích của một số chủ nghĩa xét lại Na Uy, khi họ cho rằng nếu đầu hàng quân Đức sớm thì người dân thường Na Uy sẽ không phải chịu chiến tranh, đất nước có thể yên ổn. Nhưng một giáo sư của Đại học Oslo trả lời: “Vậy bạn muốn con cháu chúng ta phơi x.ác vì bị chiến đấu phục vụ chủ nghĩa ph.át x.ít, bị bắt đi lính, bị bắt chống lại Liên Xô và thế giới. Hay bạn muốn con cháu chúng ta sống và ch.ết như những anh hùng vì Tổ Quốc”…
Thi thoảng, hay có người bảo rằng, tại sao Việt Nam không chấp nhận đàm phán hòa bình hay đợi trao trả độc lập? Tại sao lại phải dùng b.ạo l.ực cách mạng để rồi hàng triệu người phải chết? Nhưng, họ có phải đặt câu hỏi ngược lại rằng, tại sao mà các quốc gia khác không c.út khỏi Việt Nam? Tại sao họ lại x.âm lược Việt Nam? Tại sao lại phải im lặng chịu nhẫn nhục để các nước khác đàn áp, b.ắt bớ? Và đợi đến bao giờ thì mới được “trao trả độc lập”, đợi đến bao giờ mới được “trả lại lãnh thổ”? Con giun xéo lắm cũng quằn nữa là con người của một quốc gia trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước?
Và lịch sử Việt Nam sẽ nh.ục nhã như thế nào liệu có được vị thế như ngày nay hay không khi không tự mình đấu tranh cho tự do, tự độc lập và thống nhất?
Tiến sĩ S. Jaishankar, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ đăng bài viết chúc mừng 77 năm Quốc khánh Việt Nam trên Twitter. Những người dân Ấn Độ cũng vào chúc mừng, họ viết rằng: “Thật vinh hạnh và vinh dự khi Ấn Độ có con đường mang tên Hồ Chí Minh! Chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản diễn ngôn khai sinh ra Việt Nam. Tôi quý trọng vì tình cảm của ngài với Mahatma Gandhi”.
Cuộc sống có nhiều lựa chọn, lịch sử có nhiều ngã rẽ. Có người chọn phục vụ cho quân x.âm lược đổi lấy cơm ăn áo mặc, nhà cao, cửa rộng. Có người lại chọn chiến đấu cho đất nước bất chấp việc phải đối diện với m.áu, nước mắt, b.om đ.ạn và sự h.y sinh có thể đến với bất cứ lúc nào… Có người lại tiếc nuối thời được quân xâm lược bố thí cho vài đồng cắc lẻ, có người lại hào hùng nói về những cha ông đã anh dũng chiến đấu ra sao…
Như vị giáo sư mà đã đề cập đến ở trên, lựa chọn sống như một l.ũ lệ thuộc hay như những người anh hùng?
Chúng ta trân trọng những anh hùng và coi khinh l.ũ á.c nhân.
Một quốc gia có thể nhỏ bé, người dân ở đó có thể không đủ cơm ăn áo mặc, v.ũ kh.í của họ có khi chỉ là cây tre lấy ở đầu làng… nhưng trên hết, họ không bao giờ hèn nhát.
Cre tifosi
Đọc giả bình luận:
1. Một đất nước có thể yếu nhưng không thể hèn hạ và nhu nhược được. Câu nói rất hay. Yếu, thì các nước mạnh trên thế giới có thể hổ trợ giúp đỡ được để giàu mạnh lên. Chiến thắng kẻ thù xâm lược, còn hèn hạ nhu nhược, đầu hàng giặc thì cả thế giới sẽ khoanh tay đứng nhìn đất nước vừa yếu vừa hèn bị diệt vong.
2. “Bác Hồ đã nói không có gì quý hơn độc lập tự do.”
Mẹ mình đã dạy mình câu này từ nhỏ và mình vẫn nhớ đến bây giờ. Cũng nhờ câu này mà từ bé mình đã ít ỷ lại vào người khác.