Nghèo sang chảnh đề làm gì vậy?

1. Lương 20 củ nhưng mức chi tiêu luôn trên 30 củ, chấp nhận vay nợ nhiều hơn để tiêu nhiều hơn. Đến hồi nhận lương rồi đi trả nợ rồi lại vay, một vòng luẩn quẩn bắt đầu.
2. Nợ thì mãi không trả, inbox liên lạc thì kêu khó khăn nhưng tí tí lại thấy checkin hàng quán sang chảnh, nay mới mua váy mới, mai đã thấy sắm đôi giày chục củ.
3. Nói thì bảo sống nay chết mai ai biết được mà lần, cứ sống hết mình đi. Nhưng kì thực là bản thân mải đua theo những thứ xa hoa rồi tự cho bản thân là biết chơi thực chất bên trong rỗng tuếch.
4. Quan ngại nhất là cố đắp lên người những thứ sang chảnh nhưng đầu thì đầy những thứ tồi tệ đến không chịu nổi.
5. Mọi lý do cuối cùng chỉ là cố bao biện, vải thưa chẳng che nổi mắt thánh, dốt nát kém cỏi thì quấn bao nhiêu đồ hiệu đến cùng thì cũng lộ bản chất ra thôi.
6. Quần áo đủ là được, ăn khỏe no là được, xe đi tốt là được.
7. Người có khí chất không cần quá lộng lẫy cũng khiến đám đông ngước nhìn.
8. Chi tiêu nên tập làm quen với việc chia các khoản và đong đếm thu chi. Các khoản cơ bản bất di bất dịch: ăn uống, điện nước, nhà cửa (nếu có), xăng xe đi lại, 4 khoản này tuyệt đối không được xê dịch. Các khoản còn lại như học hành vui, chơi, dự phòng,… nên được phân chia rõ ràng.
9. Trước khi ra quyết định mua bán bất kỳ một thứ gì, nhất định phải nhớ được câu này. Món này mua vì bản thân cần hay muốn. Nếu thực sự cần thì hẵng xuống tiền, còn chỉ đơn giản là muốn thì nên cân nhắc các khoản và tài chính hiện có rồi mới xuống tiền.
10. Với danh mục phục vụ cho diện mạo bên ngoài như quần áo cần cân nhắc kĩ càng dựa trên đặc thù công việc cũng như tài chính cá nhân. trước khi mua. Không cần quá lộng lẫy nhưng ít nhất kết hợp được với những trang phục có sẵn, yếu tố đi kèm là cần phải chắc chắn bền đẹp.
11. Đồ điện tử như điện thoại cần cân nhắc về vị trí công việc, nếu tiếp xúc với khách hàng cao cấp việc chi tiền cho một chiếc điện thoại cao cấp là một quyết định hợp lý tuy nhiên vẫn cần dựa trên tài chính mà có kế hoạch tiết kiệm cho hợp lý.
12. Đồ gì cũng vậy đừng mải chạy đua theo mốt mới, chạy theo công nghệ mới mà đốt tiền không tiếc. Cái gì cũng cần có điểm dừng.
13. Cũng đừng vì quá tiết kiệm mà mua đồ fake hoặc rẻ tiền quá. Thứ nhất, tiền nào của nấy. Và vì tiền nào của nấy nên càng rẻ thì hỏng càng nhanh, mà tiền thay thế những đồ rẻ vài lần là bạn sở hữu được một món hàng chuẩn mà bền rồi.
14. Những món đồ lớn nhiều tiền cần cân nhắc tính toán lên kế hoạch thật kỹ để tránh mua tiêu sản. Ví dụ ở nhà thuê nhưng mua oto sẽ rất bất hợp lý.
15. Không được phép quên đầu tư cho bản thân bởi suy cho cùng bạn chính là tài sản lớn nhất của bản thân mình cho đến thời điểm hiện tại.
16. Luôn phải nhớ quy tắc tiền đẻ ra tiền và tuyệt đối nhớ muốn tự do tài chính bản thân phải có các khoản thu nhập thụ động. Thu nhập thụ động nghĩa là bạn không cần bỏ sức quá nhiều mà tiền vẫn về đều đều.
17. Đứng trước các khoản đầu tư phải cân nhắc kỹ càng về rủi ro tài chính có thể xảy ra. Đồng ý rủi ro lớn lợi nhuận lớn nhưng làm gì cũng phải chừa cho mình đường lui.
18. Bitcoin, các loại bitcoin và các loại tiền ảo cần cân nhắc tìm hiểu thật kỹ trước khi xuống tiền. Đừng dại dội nghe những lời mật ngọt như không làm gì cũng ra tiền mà dại dột đầu tư, cẩn thận không nhận quả đắng.
19. Bản thân kiếm bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là sau này bạn có kiếm được số tiền như vậy hoặc hơn không.
20. Tận hưởng cũng rất quan trọng, nhưng cân nhắc chi tiêu hợp lý không từ tận hưởng lại thành “tận số”
21. Cuối cùng với các khoản đầu tư lớn luôn luôn phải có kế hoạch ngắn và dài hạn đầy đủ, liệu cơm gắp mắm, đừng để rơi vào bần cùng chỉ vì chọn nhầm.

Bài viết thuộc bản quyền của admin #DDuc và page. Reup vui lòng ghi rõ nguồn!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *