Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đối, bổ sung năm 2019, 2020 bao gồm:
– Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân: Bao gồm các tranh chấp về xác nhận quốc tịch cho con đẻ, con nuôi…
– Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự: là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia giao dịch, quan hệ họp đồng; liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, giao dịch dân sự. Ngoài ra Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm.
– Tranh chấp về quyền sỏ’ hữu và các quyền khác đối với tài sản. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản bao gồm tranh chấp các quyền về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hoặc tranh chấp về bồi thường thiệt hại với tài sản; Tranh chấp về các quyền khác đốĩ với tài sản bao gồm: tranh chấp về quyền hưởng dụng, quyền đốì với bất động sản liền kề, quyền bề mặt.
– Tranh chấp về quyền sỏ hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Khác với tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản là động sản và bất động sản, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án bao gồm tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
– Tranh chấp về thừa kế tài sản: bao gồm yêu cầu Tòa án buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ tài sản do người chết đề lại, thanh toán các khoản chi từ di sản thừa kế. Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác và yêu cầu chia di sản thừa kế.
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: là tranh chấp xảy ra mà trước đó người bị thiệt hại và người gây thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không có liên quan tới hợp đồng giữa các bên.
– Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012, sủa đổi, bổ sung năm 2017, 2018, 2020.
– Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng phát sinh trước ngày 01/01/2019 theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng được quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 gồm: Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Tòa án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Các tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng phát sinh từ ngày 01/01/2019 theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017.
– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí: là những tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án như tranh chấp về việc không đăng bài cải chính, những tin tức xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân, bồi thường thiệt hại…
– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
– Tranh chấp về kết qua bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tồn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Quy định tại Điều 102 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2018, 2020, 2022.
– Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.