Cách đây 56 năm, có tổng cộng 37 người bị sát hại trong vụ thảm sát này, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. Chỉ 6 người may mắn thoát chết. Sau khi gây ra vụ thảm sát Kim Tài. Vụ thảm sát Kim Tài chỉ là một trong rất nhiều vụ thảm sát thường dân mà binh lính Nam Triều Tiên gây ra ở miền Trung nói chung, ở Bình Định nói riêng trong chiến tranh Việt Nam.
Sau giải phóng, đến năm 1985 chính quyền và nhân dân xã đã xây dựng khu chứng tích ngay trên mảnh đất xảy ra vụ thảm sát. Năm 2015, khu di tích vụ thảm sát được UBND tỉnh Bình Định trùng tu xây dựng thêm nhiều hạng mục. Tượng đài “Chứng tích căm thù” này được xây dựng mới thay cho bia căm thù trước đây.
Một nhà báo Hàn Quốc đã tới nơi đây và đăng một bài báo về chuyến ghé thăm này. Nội dung dưới đây được dịch, biên tập từ cuộc trò chuyện của một độc giả với một nhà báo Hàn Quốc, dựa trên bài viết “베트남에서 만난 한국군 증오탑”, đăng tải vào ngày 09/09/2022 trên tờ Ohmynews của tác giả Kim Seong-ho:
“Đây là bức tượng chiến tranh nghệ thuật và ấn tượng nhất mà tôi từng xem. Bức tượng ấy miêu tả một người phụ nữ Việt Nam để ngực trần, tà áo tung bay, hai cánh giơ thẳng lên trời che chở cho những người già và trẻ em và những vết máu rỉ từ thân thể của người phụ nữ ấy”
Đó là bức tượng Thảm sát Kim Tài, Bình Định.
Thảm sát Kim Tài diễn ra vào 09/01/1966, 43 người Việt Nam tại làng Kim Tài, An Nhơn bị quân đội Hàn Quốc dồn vào một ngôi nhà. Tại ngôi nhà này, quân đội Hàn Quốc dòng súng bắn thẳng vào nhà, ném những mồi lửa vào. Cuối cùng để kết thúc “cuộc vui”, những lự.u đạn sẽ được ném vào, ngôi nhà nát vụn, thân thể của những nạn nhân trộn lẫn vào nhau… Vụ việc được phanh phui ra khi có một số nạn nhân được che chở còn sống và chạy thoát ra từ một đường hầm bên trong.
Khi biết tôi đến từ Hàn Quốc, họ có vẻ như không chào đón. Nếu tôi là họ, có thể sẽ không dừng lại ở việc “không chào đón” mà có thể sẽ nghiêm trọng hơn, một quả trứng thối chẳng hạn.
Tôi băn khoăn một điều là, bức tượng đó vẫn tồn tại, tấm bia ghi những nạn nhân vẫn còn đó và được dọn dẹp hàng ngày. Nhưng, người Việt Nam lại không yêu cầu điều tra hay bồi thường gì. Thật là lạ và tôi xem danh sách, có tới 7 đứa trẻ dưới 10 tuổi.
Những người Hàn Quốc chúng tôi không biết gì việc có hay không bồi thường, chúng tôi quen với việc yêu cầu người Nhật và phần lớn chúng tôi không biết về việc phải bồi thường cho quốc gia nào khác. Chúng tôi đúng là nạn nhân nhưng cũng là kẻ thủ ác ư?
Bức tượng ấy ghi: “Chứng tích thù hận” và người phụ nữ – nhân vật chính của bức tượng quay mặt về phía Hàn Quốc. Lòng căm thù ở ngôi làng này vẫn còn u ám và hướng về quê hương tôi hàng ngày… Một lòng căm thù không phát tiết, chỉ âm thầm, một lòng căm thù khiến tôi có chút cảm thấy hổ thẹn khi chính tôi đã từng biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản yêu cầu bồi thường cho phụ nữ Hàn Quốc…
Tôi nhớ đến ở Itaewon có một con đường là Quy Nhon-gil và Yongsan-gu cũng kết nghĩa “chị em” với Quy Nhơn… Tôi rời khỏi bức tượng căm thù với những ánh mắt không mấy thân thiện và nghĩ rằng, tôi nhất định sẽ đến Quy Nhon-gil và Yongsan-gu…
Tôi gửi lại Hoa Hướng Dương ở nơi những nạn nhân nằm xuống… Một ngày nào đó những đóa hoa sẽ khô héo dần, tan thành cát bụi, bay lên thinh không, vuốt ve bàn tay của người phụ nữ kia… Những người bị thảm sát đã chết trong bom đạn, đen tối và tôi mong rằng những cánh hoa Hướng Dương sẽ đưa dẫn lỗi họ về với ánh sáng, niềm tin, sự siêu thoát…
Giá như, có thêm nhiều người Hàn Quốc nữa biết về những sự kiện mà quân đội chúng tôi đã gây ra tại Việt Nam, giá như nhiều người chúng tôi đồng cảm với các bạn hơn và rất nhiều những giá như khác, giá như tôi được cúi đầu dưới bức tượng…
Các bạn không yêu cầu chúng tôi đền bù bất cứ điều gì nên làm gì, chúng tôi cảm thấy không xứng đáng và hổ thẹn.
#rabbit #IPC
Nguồn: Tifosi