Hầu hết các bạn đã biết người Việt Nam ngày xưa thường dùng một loại chữ viết trông hơi giống chữ Trung Quốc bây giờ gọi là chữ Nho. Hiện nay, chúng ta không còn dùng nữa mà đổi sang kiểu hiện đại như các bạn đang thấy ngày nay, gọi là chữ Quốc Ngữ. Vậy chữ Nho là gì, chữ Nôm là gì, chữ Quốc ngữ là gì, lịch sử hình thành chữ Nho, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và ý nghĩa của chữ Nôm, chữ Nho, chữ Quốc ngữ như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, chúng ta sử dụng chữ khoa đẩu. Tuy nhiên các bằng chứng về chữ khoa đẩu vẫn còn khá sơ sài và chưa được ghi nhận chính thức. Do đó trong bài viết này chỉ nói đến ba loại chữ mà Việt Nam ghi nhận đó là chữ Nho, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
Bảng chữ Nôm
Chúng ta hãy cùng bắt đầu từ chữ Nho. Chữ nho có phải là chữ Trung Quốc không ? Vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh xâm lược nước ta. Khát vọng lớn nhất của họ là đồng hóa bằng cách bắt dân ta phải du nhập lối sống, phong tục, tập quán văn hóa và cả chữ viết của Trung Quốc. Họ đã thành công một phần nào đó, chữ Hán được sử dụng phổ biến ở nước ta nhưng điều thú vị là dân ta chỉ học chữ thôi chứ còn tiếng nói thì vẫn giữ nguyên thành ra nhìn vào chữ Hán nhưng lại đọc bằng tiếng Việt và người Việt gọi chữ Hán được Việt hóa phần phát âm như vậy là chữ Nho. Hiểu đơn giản thì chữ Nho có nguồn gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nhờ mượn chữ Hán về dùng mà chúng ta cũng bổ sung thêm rất nhiều kho từ cho tiếng Việt. Chẳng hạn như có một từ mới, đầu tiên chúng ta sẽ tham khảo cách viết chữ hán để phát âm. Ví dụ từ “Quantum” trong tiếng Anh là “Lượng tử”. Cứ như vậy cả nước chỉ dùng phương pháp truyền miệng mà cuối cùng ở vùng nào cũng có thể ở đọc và dạy chữ Hán trôi chảy. Thế nhưng khuyết điểm của chữ Hán vẫn còn rất lớn, không thể lột tả được hết ý nghĩa sâu xa của tiếng Việt. Ví dụ không có từ “trời xanh” trong tiếng Hán từ này thì người Hán phải viết là “thiên thanh” để diễn đạt. Hay không có chữ “người”, chúng ta phải thay bằng chữ “nhân”. Chữ Hán cũng rất khó học hỏi, thường phải bỏ ra tới 10 năm để có thể đọc thông viết thạo. Do sự bất tiện này đáng lẽ chữ Hán phải được cải cách nhưng rất tiếc là khi chúng ta vẫn đang còn là thuộc địa của tàu thì chúng ta đâu có được cải cách. Mãi đến ngày Ngô Quyền chiến thắng trên sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc, chữ viết của chúng ta mới có cơ hội được thay đổi. khi đánh đuổi thành công bọn phương bắc, dân ta đã thay đổi chữ Hán sao cho phù hợp với tiếng Việt hơn, lấy chữ Hán, thêm phần sáng tạo, vậy là chữ Nôm ra đời.
Chữ Nôm là gì? Thực tế thì chữ Nôm cũng khó chẳng kém gì chữ Hán là bao cho nên thời gian để mọi người học được chữ Nôm cũng chẳng hề ngắn. Chữ Nôm chỉ được cái ưu điểm là có thể viết được rất nhiều từ trong tiếng Việt mà chữ Hán không có. Tóm lại thì việc cải thiện này có mang lại lợi ích nhưng không đáng kể. Chính vì vậy hầu hết các triều đình vẫn sử dụng chữ Hán trong văn tự. Chỉ có thời nhà Hồ và nhà Tây Sơn là các văn tự mới sử dụng chữ Nôm. Và vấn đề phức tạp này kéo dài mãi đến tận thế kỷ thứ 17 thì chưa biết Việt Nam đánh dấu một bước đột phá đó là sự ra đời của chữ quốc ngữ.
Ở thời điểm này thì các giáo sĩ Kitô giáo là những người có trình độ học vấn cao được cho là tương đương với trình độ Tiến sĩ đã đến nước ta để truyền giao. Bình thường khi cách nhà truyền giáo đến đâu, họ sẽ phải thông thạo ngôn ngữ và phong tục tập quán của người bản xứ. Và với sự thông thái của mình, chỉ 3 năm sau, họ đã có thể soạn tài liệu giáo lý bằng chữ Nôm. Thế nhưng lúc ấy họ nhận ra một điều đó là đối tượng truyền thống đa phần là nông dân người dân, ngư dân mà những người này thì thường không biết chữ mà dạy chữ Nôm cho họ thì lại mất rất nhiều năm vì nó khó học. Nếu mà truyền giáo bằng chữ nôm thì 100 người may ra chỉ được vài người là tiếp thu được. Chính vì vậy họ quyết định sẽ sáng tạo ra hệ thống chữ viết đơn giản và phù hợp với tiếng Việt nhất, mục tiêu là dân thường cũng hiểu được chữ viết này. Chỉ với một nhóm người, họ đã tạo ra một hệ thống chữ viết với thời gian nhanh kỷ lục đó là 32 năm từ năm 1617 cho đến năm 1649. Sau khi có hệ thống chữ viết khá hoàn chỉnh, giáo sĩ Alexandre đám mang bản thảo từ điển Việt-Bồ-La rời khỏi Việt Nam đến Roma để xuất bản. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ Việt Nam. Giờ thì các giáo sĩ chỉ việc dạy chữ và truyền đạo cho người dân là xong. Tuy nhiên ở thời điểm ấy chữ quốc ngữ vẫn chưa trở thành ngôn ngữ chính thức cho đến khi người Pháp xâm lăng chiếm Nam kỳ vào cuối thế kỷ 19 thì lúc đó chữ quốc ngữ mới được bảo hộ để phổ biến với mục đích khiến tiếng Việt đồng văn tự tiếng Latinh với tiếng Pháp. Người Pháp cho rằng cho rằng chỉ cần làm được điều này thì tiếp pháp và văn hóa Pháp sẽ phổ biến ở Việt Nam. Vào ngày 22 tháng 2 năm 1869, phó đề đốc Marie Gustave Hector Ohier đã kí nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán cho các công văn ở Nam kì. Chín năm sau, Nam kì cũng ra một cái hẹn đó là nội trong vòng 4t năm phải chuyển hẳn sang chữ quốc ngữ từ văn kiện cho đến nghị định v.v.. Nhận thấy ưu điểm của chữ quốc ngữ, hội truyền bá chữ quốc ngữ ra đời với những nhân vật cốt cán như Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp v.v… Mục đích của hội này là cho đồng bào Việt Nam biết đọc biết viết tiếng của mình cốt để cho mọi người viết chữ quốc ngữ giống nhau.
Vậy chữ Nho có phải là chữ Trung Quốc không? Chính xác là chữ Nho là chữ Trung Quốc, hay còn gọi là chữ Hán.
Như vậy sau rất nhiều hành trình thì cuối cùng chúng ta cũng đã sở hữu một hệ thống chữ viết hiện đại đầy đủ và dễ hiểu. Dẫu vậy, vẫn có nhiều người cho rằng chúng ta nên xấu hổ khi đang sử dụng một hệ thống chữ viết không phải do mình tạo ra. Các bạn nghĩ sao về quan điểm này, hãy cùng thảo luận các bạn nhé.
Nguồn: Kiến thức thú vị