1) Phối hợp thực phẩm để tăng dinh dưỡng
Biết cách phối hợp các loại thực phẩm không chỉ giúp cơ thể hấp thu các thành phần dinh dưỡng tốt nhất, làm tăng giá trị dinh dưỡng, mà còn giúp giảm các tác dụng phụ trong đó:
– Cà chua xào với trứng gà: trong trứng gà chứa nhiều đạm và các vitamin, nhưng thiếu vitamin C. Trong khi đó cà chua chứa nhiều vitamin C, vì thế nên phối hợp với nhau.
– Gan heo xào bó xôi: gan heo chứa các nguyên liệu tạo máu như sắt, acid folic, vitamin A, B12…, bó xôi cũng chứa nhiều sắt và acid folic đều có tác dụng điều trị thiếu máu.
– Thịt dê thêm gừng: thịt dê tính ấm, có tác dụng bổ dương, gừng tươi cũng có tác dụng giữ ấm, nếu phối hợp với nhau sẽ giúp chữa đau bụng do lạnh (hàn).
– Thịt gà kèm hạt dẻ: thịt gà bổ tỳ tạo máu, hạt dẻ kiện tỳ, có ích cho việc hấp thu dinh dưỡng từ gà.
– Cá tiềm với đậu hũ: đậu hũ chứa nhiều đạm, nhưng thiếu methionine, cá chứa nhiều methionine. Nếu ăn chung sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng về đạm.
2) Phối hợp không dúng sẽ gây kém dinh dưỡng
Có nhiều thức ăn nếu phối hợp sẽ xảy ra một chuỗi phản ứng trong cơ thể, làm giảm hấp thụ các nguyên tố vi lượng và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Cụ thể:
– Thức ăn bất lợi cho hấp thu calcium: sữa bò, tôm khô chứa nhiều calcium, nếu ăn chung với thức ăn nhiều acid oxalic như bó xôi, rau dền, họ sẽ cản trở hấp thu calcium.
– Thức ăn bất lợi cho hấp thu sắt: gan, thịt nạc, nấm mèo đen, rong biển chứa nhiều sắt, khi ăn những thức ăn này mà dùng thức uống có chứa acid tannic như cà phê, trà… sẽ làm giảm hấp thu sắt.
– Thức ăn bất lợi cho hấp thu kẽm: kẽm có tác dụng quan trọng cho việc phát triển cơ thể và làm lành vết thương. Kẽm chứa nhiều trong thức ăn như thịt nạc, cá, hàu…, nếu ăn chung với thức ăn giàu xơ sẽ làm giảm hấp thu kẽm.
– Thức ăn bất lợi cho hấp thu vitamin: uống rượu làm giảm hấp thu vitamin trong thức ăn.
– Giảm hấp thu đạm: sữa đậu nành có chứa men ức chế trypsin, nó ức chế hoạt tính của protease, ảnh hưởng đến hấp thu đạm mà trứng gà chứa nhiều đạm vì thế không nên dùng chung với nhau.
3) Phối hợp thức ăn gây bệnh
– Hải sản chung với bia rượu dễ gây bệnh gout: hải sản giàu purine, chuyển hóa thành acid puric theo nước tiểu ra ngoài, cồn (rượu) có thể gây tích tụ acid lactic cạnh tranh với việc bài tiết acid puric. Uống rượu làm tăng acid puric trong máu.
– Bó xôi chung với đậu hũ dễ mắc bệnh sỏi thận: đậu hũ chứa nhiều magnesium chloride và calcium sulfate, bó xôi chứa acid oxalic, hai thứ gặp nhau sẽ hình thành oxalic magnesium và oxalic calcium, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu calcium mà còn dễ gây bệnh sỏi thận.
– Tôm, cua kị vitamin C: ăn tôm, cua có chứa hợp chất arsenic hóa trị 5, nếu ăn chung với rau quả có chứa vitamin C, sẽ làm arsenic hóa trị 5 chuyển thành hóa trị 3, rất độc hại
– Thịt jambon chung với thức uống chứa acid nitric dễ sinh ung thư: để bảo quản các loại thịt đã chế biến như hotdog, xúc xích, jambon, thịt lạp…, nhà sản xuất thêm nitrate để chống mốc và sự sinh trưởng của vi khuẩn Clostridium botulinum. Nitrate gặp acid hữu cơ (acid lactic, citric, malic…) sẽ chuyển thành chất gây ung thư nitrosamine.