I. Thành phần nước cốt
1. Rau cần tây: 02 bẹ lớn (36 g)
2. Quả dưa chuột, gọt sạch vỏ: 1/4 quả (150 g)
3. Quả ớt túi, bỏ hết hột: 1/2 quả (80 g)
4. Quả mướp đắng, bỏ hết hột: 1/4 quả (200 g)
5. Quả táo tây, gọt sạch vỏ: 01 quả (200 g)
Cả 05 thứ đều còn tươi.Rau cần tây rửa sạch, tráng nước sôi để nguội, để ráo nước.
Dùng dao inox để gọt, thái lát (kỵ dao bài).
II. Cách điều chế
Cho tất cả vào máy ép trái cây ép lấy toàn bộ nước cốt (độ 500ml). Đặc biệt lưu ý không được chế thêm nước, thêm đường hay thêm bất cứ loại rau, quả nào khác.
III. Cách dùng
Điều chế xong cần uống ngay, không để lâu quá 15 phút, nhằm tránh giảm công hiệu. Lượng dùng cho 01 người bình thường: Uống 01 lần trong ngày 500ml nước cốt. Với người đang có bệnh, có thể dùng tới 800ml.
Uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Sau một tiếng đồng hồ mới ăn điểm tâm.
IV. Công dụng
Nước cốt nguyên chất này chữa cả hai chứng huyết áp cao và thấp, và chữa các chứng bệnh khác như: bệnh phiền muộn sầu cảm, bệnh tiểu đường, giảm trí nhớ, chứng quên, các bệnh gan và mật, đau răng, chứng béo mập, chứng mất ngủ, viêm cơ, bệnh phổi, bệnh dạ dày, bệnh thấp khớp, ra mồ hôi trộm, chứng đi tiểu nhiều, chứng táo bón, bệnh trĩ, chứng thận bị nhiễm trùng và sỏi thận, bệnh ngoài da và đặc biệt có khả năng chữa khỏi một số bệnh ung thư.
V. Tính năng từng loại rau quả
1. Rau cần tây:
Ngoài công dụng làm rau ăn, cần tây còn được coi là một vị thuốc bổ dưỡng, điều hoà tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, loại mỡ trong máu, lợi tiểu, điều hoà huyết áp, giảm béo phì, trừ các loại sỏi, làm chắc răng. Cần tây được bán theo mùa, để dự trữ cần tây, ta nên có cách bảo quản để dùng được dài ngày.
2. Dưa chuột (Dưa leo):
Dưa chuột có vị ngọt, tính hàn (lạnh), hơi có độc (nên chọn quả nhỏ), có tác dụng thanh nhiệt, giảm khát, lọc máu, điều hoà huyết áp, giải phiền, tiêu viêm, lợi thuỷ đạo (tiêu nước), tăng cường khả năng chuyển hoá trong cơ thể.
3. Ớt túi (Ớt bị):
Ngoài công dụng làm gia vị, quả ớt túi còn là vị thuốc bổ dưỡng, tạo cảm giác ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá tốt, thanh lọc gan, thận, đại tràng, trợ phế, làm chắc xương săn cơ, tiêu viêm, chữa mụn nhọt, làm phai các vết da thâm.
4. Mướp đắng (Khổ qua):
Ngoài công dụng làm thức ăn, mướp đắng còn được dùng làm thuốc, có vị đắng, tính hàn (lạnh), không độc, có tác dụng khử độc, tiêu viêm, giảm thống (giảm đau), chỉ khát (giải cơn khát), giúp ăn ngon miệng, bổ não, giúp cân bằng tâm lý, làm sáng mắt, chữa chứng tay chân lạnh và đặc biệt khi là độc vị, với lượng nước cốt ép 200ml mỗi ngày, mướp đắng có thể trị được bệnh tiểu đường.
5. Táo tây:
Táo tây có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ dương vị, giúp tiêu hoá tốt, nhuận tràng, trị táo bón, giúp thanh tâm định thần, trừ chứng trầm cảm, giảm đau nhức cơ bắp, giảm chứng đạo hãn (mồ hôi trộm), cải thiện cho làn da tươi nhuận.
Ghi thêm:
Nếu dung lượng nước cốt nguyên chất ép ra chỉ được 250ml thì phải gia tăng số lượng từng loại rau quả lên gấp đôi theo đúng tỷ lệ các thành phần để có đủ 500ml.
Phan Thế Dũng