Quân đoàn và Quân khu khác nhau như thế nào?

Quân đoàn là gì và quân khu là gì? Đơn vị nào lớn hơn và mạnh hơn, chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Về nhiệm vụ:

– Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ. Hiện nay Việt Nam có 8 quân khu là :

  • Quân khu 1: trên địa bàn Đông Bắc
  • Quân khu 2: trên địa bàn Tây Bắc
  • Quân khu 3: trên địa bàn sông Hồng
  • Quân khu 4: trên địa bàn Bắc Trung Bộ
  • Quân khu 5: trên địa bàn Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Quân khu 7: trên địa bàn Đông Nam Bộ
  • Quân khu 9: trên địa bàn sông Cửu Long- Tây Nam Bộ
  • Quân khu Thủ Đô, tên chính thức hiện nay là Bộ Tư Lệnh thủ đô Hà Nội.

Chỉ huy mỗi quân khu là một vị tư lệnh và một vị chính ủy, quân hàm cao nhất tới cấp Trung tướng. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh, mặc dù là lực lượng đồn trú nhưng các đơn vị bộ đội của quân khu cũng rất thiện chiến, vừa là lực lượng đầu tiên phòng thủ, cũng có thể tổ chức phản kích quân địch.

Về quân đoàncơ bản là một đơn vị chiến đấu ở cấp chiến lược trong quân đội do Bộ Quốc phòng trực tiếp điều động. Nhiệm vụ chung của các quân đoàn là tham mưu về công tác quân sự, tác chiến cơ động chiến lược trên địa bàn đặc trách được giao. Hiên nay Việt Nam duy trì 4 quân đoàn chủ lực là:

  • Quân đoàn 1: Binh đoàn Quyết Thắng, bộ chỉ huy đang đóng tại Tam Hiệp, Ninh Bình, có nhiệm vụ cơ động chiến lược trên khắp Việt Nam.
  • Quân đoàn 2: Binh đoàn Hương Giang, bộ chỉ huy đang đóng tại Lạng Giang, Bắc Giang, có nhiệm vụ cơ động bảo vệ miền Bắc.
  • Quân đoàn 3: Binh đoàn Tây Nguyên, bộ chỉ huy đang đóng tại Plâyku- Gia Lai, có nhiệm vụ cơ động bảo vệ miền Trung và Tây Nguyên.
  • Quân đoàn 4: Binh đoàn Cửu Long, bộ chỉ huy đang đóng tại Dĩ An, Bình Dương, có nhiệm vụ cơ động bảo vệ miền Nam.

Chỉ huy mỗi quân đoàn là 1 vị tư lệnh và 1 vị chính ủy, quân hàm cao nhất lên tới cấp Thiếu tướng. Với tính chất cơ động chiến lược, các quân đoàn tùy theo tình hình sẽ được bố trí linh hoạt, không gò bó không gian tác chiến.

2. Về quy mô quân số:

–  Quân đoàn: Mỗi quân đoàn nếu biên chế đủ sẽ đạt khoảng từ 30.000-50.000 quân với 3-5 sư đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới và một số lữ đoàn, trung đoàn binh chủng trực thuộc quân đoàn như tăng thiết giáp, pháo binh, công binh, thông tin, đặc công, trinh sát, phòng hóa, vận tải. Với tính chất cơ động, là quả đấm mạnh của quân đội, các đơn vị của quân đoàn sẽ luôn là bộ đội chủ lực, thiện chiến, dày dặn kinh nghiệm bậc nhất trong toàn quân. Vũ khí, khí tài cũng luôn được ưu tiên. Đồng thời trong biên chế luôn có sẵn các đơn vị đủ quân, sẵn sàng chiến đấu.

–  Quân khu: Quân khu lớn hơn quân đoàn rất nhiều vì tổ chức quản lý 3 thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Trong quân khu cũng có đầy đủ các đơn vị binh chủng hợp thành.

  • Về bộ đội chủ lực, mỗi quân khu gồm 2-4 sư đoàn bộ binh. Một số trung đoàn bộ binh độc lập cùng các lữ đoàn, trung đoàn binh chủng như tăng thiết giáp, pháo binh, công binh, thông tin, đặc công, trinh sát, phòng hóa và một số đơn vị kinh tế.
  • Về bộ đội địa phương, chính là ban chỉ huy quân sự các tỉnh nằm trong các quân khu đó, gọi tắt là Tỉnh đội, có quy mô tương đương cấp sư đoàn nhưng biên chế ít hơn, chỉ khoảng 2 trung đoàn bộ binh và các đơn vị hỗ trợ khác. Thời bình, Tỉnh đội chủ yếu tổ chức thành các khung thường trực, khoảng 200-300 người. Khi có chiến tranh, sẽ từ bộ khung biên chế thành các Trung đoàn đủ quân ngay lập tức từ các quân nhân dự bị, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Dưới Tỉnh đội là cấp Huyện đội, biên chế từ 1 trung đội tới 1 đại đội thường trực và 1- 2 tiểu đoàn dự bị.
  • Lực lượng dân quân tự vệ trong địa bàn tỉnh do Tỉnh đội và Huyện đội quản lý. Đây cũng là 1 lực lượng chiến đấu của quân khu khi cần thiết. Số quân giữa các quân khu vì thế cũng không đồng nhất nhau do địa bàn quản lý có số lượng dân cư khác nhau.

Quân nhân tại các quân khu cũng chính là nguồn quân cho các quân đoàn trong trường hợp phải bố sung quân số. Đồng thời, các đơn vị trong quân khu cũng có thế tự tổ chức thành các quân đoàn mới nếu được lệnh.

3. Cấp quản lý:

Quân đoàn đóng trên địa bàn của quân khu ở các tỉnh nhưng không chịu sự quản lý của quân khu hay các tỉnh mà nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp từ bộ quốc phòng. Các quân đoàn cũng thường không tham gia nhiều các hoạt động của địa phương nếu không được yêu cầu, cho phép.

–  Quân khu cũng nằm dưới sự quản lý của Bộ quốc phòng nhưng có nhiệm vụ phải phối hợp với các tỉnh. Cụ thể, các ban chỉ huy quân sự các tỉnh, huyện cũng sẽ chịu sự quản lý của chính quyền địa phương bên cạnh sự quản lý của quân khu. Vì vậy các quân khu có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, tham gia nhiều vào công việc chung.

Qua bài viết trên, cơ bản bạn có thể phân biệt Quân khu và Quân đoàn có điểm gì giống và khác nhau.

4.5/5 - (17 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *