Câu trả lời là không. Su-35 Nga sẽ tan xác chỉ sau 1 phút nếu chạm trán siêu chiến đấu cơ mạnh nhất của Pháp. Ngày 19/2/2008 đã trở thành một ngày trọng đại đối với Không quân Nga khi chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 lần đầu tiên được tung cánh trên bầu trời. Đây không chỉ là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga hiện nay, đại diện cho đỉnh cao của dòng tiêm kích thế hệ thứ 4++, mà nó còn là cơn ác mộng đối với cả “Chim ăn thịt” huyền thoại F-22 Raptor của Mỹ. Tuy nhiên, Su-35 lại bị đánh bại bởi một cái tên đến từ đất nước không có mặt trong top 3 quốc gia có nền quốc phòng mạnh nhất thế giới, đó chính là tiêm kích Dassault Rafale do người Pháp chế tạo. Cả thế giới đều ngỡ ngàng và cảm thấy khó hiểu trước sự kiện này nhưng để biết thực hư mọi chuyện ra sao thì mời các bạn hãy cùng tìm hiểu.
Có chuyến bay đầu tiên vào 7/1986, nhưng mãi đến năm 2001, “Phượng hoàng” Rafale của Tập đoàn Dassault Aviation mới chính thức được trang bị cho Không quân Pháp. Đến tháng 1/2019, có 175 chiếc Rafale được chế tạo với ba biến thể chính gồm: Rafale B hai chỗ ngồi, Rafale Cale một chỗ ngồi và Rafale M tiêm kích hạm.
Được coi là tinh hoa của nền công nghiệp quốc phòng Pháp, chiến đấu cơ đa nhiệm Rafale với thiết kế cánh tam giác độc đáo cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến là một trong những chiếc tiêm kích hàng đầu thế giới về cả chất lượng và giá tiền. Nó có chiều dài 15,27 m, sải cánh 10,8 m, cao 5,34 m, có thể đạt tốc độ bay 2.250 km/h, tầm hoạt động Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ, gồm tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom có điều khiển… Được trang bị các loại vũ khí như tên lửa hành trình triệu đô SCALP với tầm bắn 300 km, tên lửa không đối không Meteor tầm tấn công 120-150 km và đạn dẫn đường chính xác không đối đất Hammer tầm tấn công 20-70 km thì Rafale được đánh giá gần như là bất bại trong những nhiệm vụ trinh sát, đánh chặn tầm xa, yểm trợ mặt đất, tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương, tiêu diệt tàu sân bay và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
“Phượng hoàng” được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, 2 động cơ phản lực Snecma M88-4E đốt sau sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy và tiết kiệm nhiên liệu. Dòng tiêm kích đa năng của Pháp có thiết kế khí động học tối ưu giảm thiểu hệ số phản xạ radar và được áp dụng công nghệ làm giảm phát xạ hồng ngoại giúp nâng cao tính năng tàng hình. Khả năng cơ động linh hoạt với vận tốc ưu việt giúp Rafale có nhiều phương án lựa chọn tấn công và phối hợp tác chiến. Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp SPECTRA với các cảm biến giúp nó phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa từ cự ly 200 km, giúp phi công nhận thức tình huống và chọn biện pháp đối phó phù hợp nhất, tăng khả năng sống sót trong chiến đấu. Nó cũng được hệ thống liên lạc hiện đại nhất, bao gồm radar đa nhiệm, tổ hợp trinh sát và bắt bám hồng ngoại IRST, hệ thống nhập lệnh bằng giọng nói, mũ phi công hiện đại có kính ngắm và màn hình, các hệ thống phòng thủ điện tử, và theo dõi bằng laser OSF. Các thiết bị điện tử trên tiêm kích này được ứng dụng công nghệ tích hợp module hóa giúp kiểm soát toàn bộ tính năng chính của máy bay như điều khiển bay, hợp nhất dữ liệu, dẫn bắn và giao tiếp giữa các phi công trong phi đội. Tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bình minh Odyssey, sau đó, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya, Mali, Afghanistan và hiện nay – thực chiến tại Syria, Rafale đã nhanh chóng chứng minh được giá trị và sự hiệu quả của mình trong các nhiệm vụ chiến đấu.
Tuy nhiên, việc chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4++ của Pháp có khả năng biến Sukhoi Su-35 của Nga thành sắt vụn đã gây chấn động dư luận. Đa số đều cho rằng đây là chuyện hoang đường. Nhưng liệu người nói ra điều này có phải là kẻ đang nằm mơ giữa ban ngày hay không? Tôi nghĩ là không! Su-35 là một trong những tiêm kích chiếm ưu thế trên không tốt nhất của Nga. Nó có khả năng cơ động cao và được sơn vật liệu giảm tiết diện phản xạ radar. Tiêm kích được trang bị nhiều thiết bị điện tử hiện đại, trong đó radar mảng pha quét điện tử thụ động N035 Irbis-E cho phép bám bắt 30 mục tiêu ở khoảng cách 400 km và khai hỏa tiêu diệt 8 mục tiêu cùng lúc. Không chỉ vậy, vòng đời của một chiếc chiến đấu cơ Su-35 là 6.000 giờ thì rất có thể bầu trời Syria sẽ còn đỏ lửa trong 30 năm tiếp theo. Thậm chí, nó cũng có khả năng hoạt động như một Thậm chí, nó cũng có khả năng hoạt động như một máy bay chiến đấu tấn công trên biển. Tên lửa chống hạm chính của Su-35 vẫn là Kh-31A / AD, có tầm bắn 100km và mỗi tiêm kích có thể mang theo 6 tên lửa. Loại tên lửa này có thể đạt được tốc độ Mach 3, điều này không chỉ khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn mà còn có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến. Su-35 cũng có thể triển khai với tầm bắn 300km và 3M-54AE1 với tầm bắn xa hơn 660km. Kết hợp với sức bền của máy bay chiến đấu, tầm bắn của tên lửa chống hạm đã cho phép Su-35 hoạt động như một máy bay chiến đấu trên biển và tấn công các mục tiêu xa bờ biển nước Nga.
Như vậy, cả Su-35 và Rafale được xem là hai tiêm kích đa năng tối tân nhất thuộc thế hệ thứ 4++ và chúng cực kỳ lợi hại. Dĩ nhiên, câu hỏi sẽ được đặt ra ở đây đó là nếu đối đầu trực diện thì tiêm kích nào sẽ giành chiến thắng? Tưởng như câu trả lời chỉ có được nếu hai lực lượng không quân sở hữu những chiến đấu cơ này thuộc hai phe đối địch và đụng độ nhau trong một trận chiến thực sự.
Tuy nhiên, không phải chờ đến thời điểm đó, bởi vì vào tháng 7/2021, Không quân Ai Cập – lực lượng duy nhất trên thế giới nắm trong tay cả Su-35 và Rafale trong thành phần tác chiến đã sắp xếp cho hai chiếc tiêm kích này một màn “đọ cánh” trên không. Cần nói thêm trong một số bài huấn luyện đối kháng giữa tiêm kích do Nga và Mỹ sản xuất, tiêu biểu là giữa Không quân Ấn Độ và Mỹ thuộc khuôn khổ tập trận Red Flag thì cũng không thể cung cấp cái nhìn sát thực tế như những gì diễn ra tại Ai Cập. Lý do là bởi hai bên sẽ “giữ bài”, không đề ra tình huống phức tạp, radar chỉ bật chế độ luyện tập nhằm bảo mật. Nhưng đối với Không quân Ai Cập, họ có thể cho hai tiêm kích của mình thi triển hết khả năng.
Kết quả cho thấy mặc dù Nga vẫn quảng cáo Su-35 là máy bay chiến đấu cơ động nhất và sở hữu các phương tiện chế áp điện tử mạnh mẽ, tuy nhiên trong trận huấn luyện chống lại tiêm kích Rafale, phi cơ của Nga đã gặp thất bại toàn diện. Chi tiết đáng chú ý nằm ở việc ban đầu chiếc Su-35 của Nga đóng vai “kẻ săn mồi” để truy đuổi và tấn công tiêm kích Pháp sản xuất, nhưng rất bất ngờ chính nó lại trở thành “nạn nhân” và bị Rafale tiêu diệt. Theo mô tả, nhờ được trang bị một tổ hợp chế áp điện tử tối tân nên “Phượng hoàng” đã vô hiệu hóa trạm radar điều khiển hỏa lực trên Su-35, kết quả là máy bay chiến đấu của Nga đã bị “bịt mắt” và dẫn tới thua cuộc. Trong lần thử sức này thì tiêm kích Su-35 đã cố gắng tấn công Rafale, đóng vai trò ‘kẻ săn mồi’ nhưng với sự trợ giúp của hệ thống SPECTRA bảo vệ và ngăn chặn thiết bị tác chiến điện tử của đối phương, Rafale đã chế áp Su-35 dễ như trở bàn tay. Chiếc tiêm kích Pháp đã chế áp được dải ăng ten phân kỳ (PAR) của radar lắp trên Su-35. Sau khi vô hiệu hóa nó, tiêm kích Nga không thể nhắm vũ khí vào đối phương và nhanh chóng bị Rafale hạ gục. Hiện vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu trận huấn luyện giữa 2 loại máy bay chiến đấu này đã diễn ra, nhưng kết quả trên đã cho thấy nhiều chi tiết rất đáng để chúng ta quan tâm và nó đã chứng minh được phần nào sự vượt trội của hệ thống điện tử hàng không châu u trước công nghệ Nga. Khi đã bị “làm mù” radar, Su-35 khi đó với diện tích phản xạ radar cực lớn dễ dàng bị Rafale “thấy trước và bắn trước”, khả năng cơ động của việc lắp động cơ AL-41F1S cũng chẳng có tác dụng vì máy bay vẫn bị giới hạn quá tải ở mức 9G là ngưỡng chịu đựng của phi công. Sự kiện trên được xem là lời quảng cáo giá trị nhất đối với tiêm kích Rafale, trong khi ở chiều ngược lại, rõ ràng đây là cú đòn mạnh giáng vào triển vọng xuất khẩu của nó. Bởi vì sao? Bởi vì càng hiện đại thì lại càng đau ví. Dòng máy bay này của Pháp cực kỳ đắt đỏ với con số trên dưới 90 triệu USD chưa bao gồm vũ khí. Thời gian đầu, “Phượng hoàng” Pháp đã phải vật lộn để cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu, mặc dù, Paris thường cung cấp các khoản đầu tư hào phóng và các ưu đãi khác cho các quốc gia mua chúng. Loại máy bay này chỉ bắt đầu gặt hái được thành công kể từ năm 2020 sau khi Hy Lạp trở thành khách hàng châu u đầu tiên của Rafale thông qua một hợp đồng trị giá 2,3 tỷ euro. Họ đã mua 6 máy bay mới sản xuất và 12 chiếc đã qua sử dụng với chi phí 1,92 tỷ euro và dùng 400 triệu euro để mua trang thiết bị cho các máy bay này. Nhưng các đối tác muốn mua Rafale đều không thể sử dụng các loại tên lửa có sẵn của mình, mà phải mua đủ số tên lửa do Pháp chế tạo. Và đây cũng chính là điều làm cho chiếc tiêm kích bị giảm tính cạnh tranh so với các máy bay của các nước khác có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau như Su-27/30, biến thể mới F-15/16/18 và JAS-39 Gripen. Cho dù có như vậy đi chăng nữa thì Không quân Ấn Độ cũng từ chối lời đề nghị của Nga về việc mua bản nâng cấp của Su-30MKI hoặc Su-35 để chọn chú “Phượng hoàng” bất chấp giá thành chát hơn muối chỉ vì nhận thấy sự vượt trội của phương tiện chiến đấu này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thậm chí còn khẳng định nếu trong cuộc chiến gần đây với Pakistan trên bầu trời cao nguyên Kashmir, nếu có trong tay tiêm kích Rafale thì họ đã không phải hứng chịu thất bại. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ rằng, New Delhi nên để ý đến người hàng xóm khổng lồ ở phía Đông – Bắc thì hơn. Bởi vì, Trung Quốc cũng đã sắm sửa cho mình tiêm kích thế hệ 4 Chengdu J-20 để chuẩn bị cho một cuộc đụng độ tiềm năng trên không giữa họ và người Ấn trên địa hình phức tạp của dãy núi Himalaya. Vậy chúng ta hãy cùng dự đoán xem Trung Quốc có thể triển khai máy bay phản lực tàng hình J-20 để chống lại các tiêm kích Rafale có trong không quân Ấn Độ như thế nào. Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được cho là đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm ở vùng núi Tây Tạng, nơi có Sân bay Đạo Thành Á Đinh có độ cao lớn nhất thế giới. Máy bay chiến đấu của Bắc Kinh đã được trông thấy nhiều lần tại sân bay này, việc nằm gọn trong lòng các đỉnh núi cao nhất thế giới đã trở thành nơi lý tưởng để J-20 trải qua các thử nghiệm độ cao. Là một chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5, J-20 cần phải chứng minh khả năng khi hoạt động ở vùng cao nguyên và núi non. Địa hình phức tạp của cao nguyên và thời tiết không thể đoán trước ở độ cao như vậy đã đặt ra những thách thức không thể tưởng tượng được đối với bất kỳ máy bay nào, và không phải loại nào cũng có thể hoạt động được trong môi trường như vậy. Không khí ở độ cao lớn rất loãng và máy bay chiến đấu cần không khí để quá trình đốt cháy diễn ra trong động cơ cho phép nó bay trơn tru. Hoạt động từ các căn cứ không quân trên cao nguyên Tây Tạng có nghĩa là máy bay chiến đấu J-20 sẽ mang ít vũ khí hoặc nhiên liệu hơn, dẫn đến phạm vi và khả năng chiến đấu bị hạn chế. Đó là tin xấu đối với Bắc Kinh vì các căn cứ không quân của họ nằm ở khoảng cách xa hơn so với đường kiểm soát thực tế, chính là biên giới đang tranh chấp, điều này có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ bất lợi khi giao tranh với máy bay Ấn Độ.
Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến đấu và chưa tham gia bất kỳ cuộc chiến nào. Có rất ít thông tin công khai về khả năng của nó, với một số thông tin được cho là do báo chí của đất nước tỷ dân phóng đại. Cựu nguyên soái Không quân Ấn Độ, Anil Chopra còn đánh giá rằng, J-20 có động cơ không hoàn hảo và được thiết kế theo cách không thực sự ổn định về khả năng tàng hình của radar. Và trong điều kiện hồng ngoại, chúng sẽ “phát sáng” như một sự “mời gọi” đối với máy bay của đối thủ. Còn tiêm kích Rafale có nhiều kinh nghiệm trong các vai trò chiến đấu. Và với trần bay 16km, chúng có thể hoạt động đặc biệt tốt ở độ cao lớn. Đồng thời, vượt trội hơn so với J-20 về tốc độ và khả năng cơ động, cũng như hiệu quả chống lại các hệ thống tác chiến điện tử. Nhưng liệu chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ có thể tiêu diệt được tiêm kích thế hệ thứ 5 của Trung Quốc trong một cuộc đụng độ thực sự hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Như vậy, Dassault Rafale đã trở thành cái tên đang dần chiếm được sự tin tưởng của nhiều quốc gia và cả túi tiền của họ. Các bạn có nhận định gì sau khi được chứng kiến cách mà nó áp đảo cả huyền thoại Su-35 của Nga? Hãy chia sẻ ý kiến của mình xuống phía bên dưới để cùng bàn luận với mọi người.