Điểm mạnh của các đời vua nhà Nguyễn đó chính là: Tài năng ăn nói hơn người. Cái này dù anti đến đâu tôi cũng phải công nhận.
Đơn cử như Ngài Gia Long: Nhiều quá đếm không xuể, nhưng ngay như cái “Chí Nhân” của ngài trong lần dẫn đường cho quân thiên triều Xiêm La về cứu khổ cứu nạn cho dân chúng Nam Bộ, chính miệng ngài đã khuyên: “Quân Xiêm tàn ác quá, thà hãy lui binh chớ làm khổ dân”, đủ lấy lòng thương dân của ngài như thế nào. Fan của Ngài cứ gọi là chộp ngay lấy cái dòng này vỗ đùi khen đành đạch.
Chỉ tiếc là bản thân ngài lại không nghe ra được lời khuyên của chính mình trong tương lai, nên quân tướng cả lũ vẫn bám theo mông quân Xiêm để đến nỗi ra Rạch Gầm – Xoài Mút bị Nguyễn Huệ giết cho chỉ còn trăm mạng chạy trối chết.
Kế như ngài Minh Mạng: Có những lời vàng ngọc ngài cho khắc hẳn vào phù điêu rất đẹp để răn dạy đời sau: “Phàm là con người khi làm việc gì chớ có nôn nóng hấp tấp, hãy để mọi thứ một cách tự nhiên, tất sẽ đem đến sự thành công”. Lời như vàng tiếng như ngọc, có khác chi kinh thư viết trên lịch dán tường đâu.
Nhưng giá ngài tự nghe theo lời của mình trước khi muốn xử cả nhà Lê Văn Duyệt để thỏa nỗi căm hờn thì đâu đến nỗi xảy ra cái chuyện Lê Văn Khôi học theo Thế Tổ phục quốc trả thù nhà, giá như ngài nghe theo lời khuyên của mình trước phi vụ lướt sóng BĐS ở Trấn Tây Thành thì đâu đến nỗi tiền mất tật mang.
Đến ngay như Ngài Thiệu Trị: Từ văn ngài chuyển hẳn sang thơ – Nói chứ văn thơ của các vua Nguyễn quả thực không phải tầm thường, dưới đây là thơ tết của ngài.
“Ngoài đường không nhặt của rơi
Dân gian no ấm vui chơi thanh bình
Cửa ngoài không chốt then ngang
Trong nhà đọc sách tiếng vang xa gần”
Tháng 8 cùng năm, Bắc Kỳ lụt, Tiền Hải, Thái Bình, dân chết như rạ, dân Man đánh phá Quảng Ngãi , đến kinh sư tháng 9 cùng năm bão lũ chết cả ngàn người, nhà cửa đổ nát 3.000 hộ, dù thực tế tiêu điều như vậy nhưng cũng không thể làm mất đi vẻ đẹp của bài thơ trên, đưa cho sĩ tử phân tích cảm nghĩ kiểu gì cũng sẽ lai láng được mấy chục trang thái bình thịnh trị.
Có người thời hiện đại vịnh hẳn lại bài sau:“Dân ơi đừng khóa cửa – Nhà mình còn gì đâu”
Ngài Tự Đực thì còn nhiều hơn so với các ngài ở trên, thể hiện ở các lời phê đậm chất cần của Ngài với các tiền nhân thời trước. Đến cả khi Pháp đánh đến nhà, lọ mọ đi ký giấy tặng đất để thể hiện lòng hiếu khách thì cũng vẫn là viết được thành: Sứ Pháp đem thư hàng đến.
Vì vậy, công trạng của các Ngài tự ghi tự duyệt đã đạt đến mức:
“Văn giáo thấm khắp người Man Thổ, võ công lừng lẫy khắp Xiêm Lào. Đức như thánh, công như thần, không thể kể hết được …”
Cho nên mấy đời thô lậu trước kia văn như mèo cào, võ như mèo mửa cũng chỉ dám ra đánh đấm với Tàu thì kiểu gì có thể sánh vai cùng các Ngài vua Nguyễn võ công lừng lẫy khắp cõi Cam, Lào, công đức như Thần như Thánh được.
Chỉ nhìn qua tài ăn nói ta đã có thể thấy là đời trước đời sau xách dép lên cũng theo không kịp rồi.
Link: https://bannenbiet.com/tai-an-noi-cua-cac-doi-vua-nguyen/
Nguồn: ST trên mạng