Tại sao lưỡi dính chặt vào kim loại khi trời lạnh?

Lúc trời lạnh, bạn bao giờ dùng lưỡi để đụng vào kim loại chưa? Khi chúng ta thử dùng lưỡi chạm vào kim loại lúc trời lạnh sẽ có hiện tượng lưỡi chúng ta sẽ bị dính chặt vào kim loại. Hiện tượng này có thể giải thích như sau:

Theo Frank J. DiSalvo, Giám đốc Viện nghiên cứu tế bào nhiên liệu Cornell, Mỹ: “Đây tính dẫn nhiệt cao của kim loại. Chúng dẫn nhiệt nhanh hơn lưỡi rất nhiều, khoảng 400 lần và tiếp nhận hơi nóng nhanh hơn mức cơ thể bạn có thể bù đắp.”

Nhìn mà xót xa :((

[Tại sao lưỡi của chúng ta sẽ dính chặt vào kim loại khi trời lạnh?] Theo Frank J. DiSalvo, Giám đốc Viện nghiên cứu tế bào nhiên liệu Cornell, Mỹ: “Đây tính dẫn nhiệt cao của kim loại. Chúng dẫn nhiệt nhanh hơn lưỡi rất nhiều, khoảng 400 lần và tiếp nhận hơi nóng nhanh hơn mức cơ thể bạn có thể bù đắp.”Những nguyên tử trong kim loại nằm sát nhau và truyền năng lượng nhanh hơn rất nhiều. Chúng cũng có những electron tự do thúc đẩy sự truyền nhiệt, những electron này di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Chúng hút hơi nóng và di chuyển qua lại cột cờ, khuấy động các nguyên tử khác cùng chuyển động.Khi lưỡi bạn chạm vào cột cờ, lớp ẩm trên lưỡi bị kim loại hút hết nhiệt ngay lập tức-theo nghĩa đen. Khi nhiệt bị hút hết khỏi lưỡi, nước bọt sẽ đông lại và dính vào bề mặt như keo dán sắt. Thêm vào đó, các nụ vị giác trên lưỡi cũng gắn chặt vào đá lạnh hoặc kim loại đóng băng. Và như thế là lưỡi của bạn bị dính chặt như vậy.Bạn cũng đừng có kéo lưỡi đang bị dính chặt như vậy vì sẽ đi một mẩu lưỡi và sẽ chỉ gây tổn thương cho bộ phận yếu mềm này thôi. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên khum tay quanh miệng để làm ấm vùng lưỡi tiếp xúc và rút ra thật nhẹ nhàng. Nếu cách đó không hiệu quả, hãy rót nước ấm lên bề mặt đóng băng, nơi lưỡi bị dính và cố gắng nhẹ nhàng kéo lưỡi ra. Không chỉ có bề mặt kim loại mà lưỡi của chúng ta cũng có thể bị dính trên bề mặt gương, khi ăn đá lạnh hay ăn kem lạnh. Những tình huống này, bạn cũng có thể sử dụng 2 biện pháp rỡ rối trên.Tốt nhất là bạn đừng có thử độ “nhây” của lưỡi khi ai đó thách bạn chạm vào một chiếc cột sắt để rồi bị dính vào đó mà không thoát ra được. Việc này cũng khác gì với trò chui đầu vào hốc cột điện đâu, đừng vì một phút nông nổi mà lãnh hậu quả. Nguồn: dkn.tv#vatlypt #dinhluoi #muadong

Người đăng: vatlypt.com vào Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Những nguyên tử trong kim loại nằm sát nhau và truyền năng lượng nhanh hơn rất nhiều. Chúng cũng có những electron tự do thúc đẩy sự truyền nhiệt, những electron này di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Chúng hút hơi nóng và di chuyển qua lại cột cờ, khuấy động các nguyên tử khác cùng chuyển động.

Khi lưỡi bạn chạm vào cột cờ, lớp ẩm trên lưỡi bị kim loại hút hết nhiệt ngay lập tức-theo nghĩa đen. Khi nhiệt bị hút hết khỏi lưỡi, nước bọt sẽ đông lại và dính vào bề mặt như keo dán sắt. Thêm vào đó, các nụ vị giác trên lưỡi cũng gắn chặt vào đá lạnh hoặc kim loại đóng băng. Và như thế là lưỡi của bạn bị dính chặt như vậy.

Bạn cũng đừng có kéo lưỡi đang bị dính chặt như vậy vì sẽ đi một mẩu lưỡi và sẽ chỉ gây tổn thương cho bộ phận yếu mềm này thôi.

Làm gì nếu lưỡi bạn bị dính vào thanh sắt khi trời lạnh?

Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên khum tay quanh miệng để làm ấm vùng lưỡi tiếp xúc và rút ra thật nhẹ nhàng. Nếu cách đó không hiệu quả, hãy rót nước ấm lên bề mặt đóng băng, nơi lưỡi bị dính và cố gắng nhẹ nhàng kéo lưỡi ra.

Lý do khiến lưỡi của bạn bị dính là vì bề mặt kim loại bị đóng băng và nó hút nhiệt khỏi lưỡi. Để gỡ lưỡi ra, bằng cách nào đó bạn phải làm ấm bề mặt kim loại.

Một cách để làm ấm bề mặt đóng băng là dùng hơi thở. Khum tay quanh miệng (nhưng cẩn thận đừng để chạm môi hoặc tay vào tấm kim loại, vì bàn tay và môi sẽ hút độ ẩm và cũng bị dính luôn) và hà hơi nóng thẳng vào chỗ lưỡi bị dính.

Bạn cũng có thể dùng khăn hoặc áo khoác để chống lại gió lạnh và giúp làm ấm hơi thở.

Nếu tình cờ có một tách cà phê, trà, chocolate nóng, hoặc một loại chất lỏng nào khác, bạn hãy dùng nó để làm ấm bề mặt kim loại. Rót chất lỏng lên bề mặt kim loại, chỗ lưỡi bị dính và cố gắng nhẹ nhàng kéo lưỡi ra.

Nước ấm là lý tưởng trong trường hợp này, nhưng bạn có thể dùng bất cứ loại chất lỏng khác nếu cần thiết.

Vâng, kể cả nước tiểu. Mặc dù việc này không được khuyến khích, nhưng nếu bạn chỉ có một mình và không thể trông cậy được vào đâu thì đây có thể là cách cuối cùng. Cân nhắc chỉ dùng biện pháp này trong trường hợp thực sự khẩn cấp.

Nhẹ nhàng kéo lưỡi ra để thử xem nó có thể lỏng ra hoặc thậm chí rời ra không.

Không chỉ có bề mặt kim loại mà lưỡi của chúng ta cũng có thể bị dính trên bề mặt gương, khi ăn đá lạnh hay ăn kem lạnh. Những tình huống này, bạn cũng có thể sử dụng 2 biện pháp rỡ rối trên.

Tốt nhất là bạn đừng có thử độ “nhây” của lưỡi khi ai đó thách bạn chạm vào một chiếc cột sắt để rồi bị dính vào đó mà không thoát ra được. Việc này cũng khác gì với trò chui đầu vào hốc cột điện đâu, đừng vì một phút nông nổi mà lãnh hậu quả.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *