Tại sao nước biển lại có muối

Bạn có biết hiện nay ngoài nước biển có muối ra thì trong đất liền chúng ta đang sinh sống cũng có muối như ngoài biển. Về nguồn gốc của muối xuất phát từ miệng núi lửa hoặc đá trên đáy biển. Tuy nhiên, phần lớn muối có nguồn gốc trên đất liền.

Nước ngọt từ những cơn mưa không ở dạng tinh khiết 100%. Nó hòa tan CO2 (một chất có tính axit nhẹ) trong khí quyển trên đường rơi xuống mặt đất. Sau đó, nước mưa chảy trên mặt đất để tiếp cận với đường thoát nước trong khu vực. Tính axit của nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Khoảng 90% các ion này là natri hoặc clo. Hai loại ion này kết hợp với nhau tạo thành muối.

Nước ngọt chảy tới đại dương bị bốc hơi, tạo thành những đám mây. Tuy nhiên, natri, clo và nhiều ion khác vẫn ở lại. Chúng tích lũy theo thời gian, hình thành nên vị mặn đặc trưng của nước biển. Miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương tiếp tục bổ sung thêm nhiều khoáng chất hòa tan (bao gồm cả natri và clo) đóng góp vào độ mặn tự nhiên của biển.

Lượng muối tích tụ ở các dòng sông rất nhỏ, ít hơn 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Độ mặn của nước biển cũng khác nhau trên khắp Trái Đất. Ở vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng được băng tan hòa loãng. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao làm nước bốc hơi mạnh, khiến nước biển mặn hơn.

Ở Việt Nam chúng ta, vùng biển được cho là mặn nhất là vùng biển tỉnh Ninh Thuận, do điều kiện thời tiết khá khắc nhiệt, 1 năm có 2 tháng là mưa, còn lại 10 tháng nắng; Thời gian nắng khá nhiều nên lượng nước bốc hơi cao, nên độ mặn của nước biển cao hơn so với các vùng biển khác trên cả nước. Vì lý do đó, hiện nay tỉnh Ninh Thuận là nơi khai thác muối nhiều nhất nước Việt Nam,  với 2.371 ha đất làm muối, trong đó có 1.891 ha muối công nghiệp và 480 ha muối nền đất; sản lượng chiếm 50% sản lượng muối của cả nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *