Tại sao quả của cây trồng chưa chín thì lại cứng, xanh, chát, chua, còn sau khi chín lại mềm, đỏ, ngọt và thơm?

Có rất nhiều quả của thực vật trước khi chín và sau khi chín xảy ra những thay đổi như trò diễn ảo thuật, trước khi chín cứng, xanh chua, chát, sau khi chín sang mềm, đỏ, ngọt và thơm. Tại sao vậy?

Thực ra, độ cứng của quả chủ yếu được quyết định bởi sức kết hợp giữa các tế bào. Nhưng sức kết hợp này lại chịu sự ảnh hưởng của nhựa quả. Trong thời gian quả chưa chín, nhựa cây không tan vào nước, các tế bào thịt quả lại dính chặt, vì vậy quả hơi cứng. Cùng với quả dần dần chín, hoạt tính men keo quả trong thịt quả tăng, nhựa quả cũ bị chuyển hóa thành nhựa quả có thể tan trong nước, đồng thời chất canxi trong thịt quả cũng bị phân giải, như vậy, sức dính của các tế bào yếu đi, giữa các tế bào phân chia, cho nên quả chín ăn sẽ cảm thấy mềm xốp. Mà lúc này, nếu giữa các tế bào thịt quả vẫn còn giữ sức kết dính nhất định, thì độ cứng của quả liền tăng lên tương ứng, ăn vào có cảm giác ròn, ngon.

Quả trước khi chín thường có màu lục, tức là màu xanh mà chúng ta hay nói. Nhưng lúc chín,lại chuyển thành màu vàng, màu đỏ hay màu da cam. Các bạn biết trong cơ thể thực vật có chứa các sắc tố như chất diệp lục, carotin và chất quỳ. Quả chuối tiêu, quả táo, quả cam quýt khi còn non hàm lượng chất diệp lục trong thịt quả cao, quả đều có màu xanh, khi chín trong quả sẽ có một loại men gọi là men diệp lục sẽ không ngừng tăng lên, không ngừng phân giải chất diệp lục, khiến cho chất diệp lục dần dần mất đi.

Lúc đó chất carotin và chất quỳ tiềm ẩn ở trong quả thì dần hiện lên. Chất carotin lên màu vàng, màu da cam hoặc màu cam đỏ; chất quỳ lên màu đỏ. Cho nên quả biến thành màu vàng. Khi quả chưa chín trong bào dịch của tế bào thịt quả tích trữ nhiều axit hữu cơ, vì thế có vị chua. Tất nhiên, mỗi loại quả chứa các loại axit hữu cơ khác nhau, ví dụ, cam quýt chứa axit xitric, táo chứa axit malic, nho chứa axit tartanic. Cùng với quả dần chín, hàm lượng axit hữu cơ trong thịt quả sẽ dần giảm đi, có quả chuyển thành đường, có quả tham gia với hô hấp tạo ra cacbon đioxit và nước, có quả sẽ thì lại bị một số ion trung hòa, như vậy vị chua của quả cũng giảm, vị ngọt sẽ tăng lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *