Tam cương, ngũ thường là gì?

1. Tam cương

   Là khái niệm đạo đức – xã hội của Nho giáo. Nho giáo coi giữa người và người có năm quan hệ (ngũ luân): vua – tôi, cha – con, anh – em, chồng – vợ và bè bạn. Về sau ba quan hệ cơ bản được nhấn mạnh là “tam cương”.

Cương là dây lớn của chiếc lưới cũng gọi là giềng lưới hay rường lưới nghĩa bóng chỉ những thứ quan trọng bậc nhất trong một cơ cấu tổ chức. Tam cương là ba quan hệ chủ chốt trong xã hội theo quan điểm thời phong kiến là: vua – tôi, cha – con, chồng- vợ (quân – thần, phu- tử, phu – phụ), trong đó người trên (vua, cha, chồng) phải thương yêu chăm sóc và bao dung người dưới (tôi, con, vợ). Và ngược lại người dưới phải kính nhường, thương yêu, phục tùng và biết ơn người trên. Cách ứng xử đúng chức năng như vậy làm cho gia đình thuận hòa êm ấm.

Theo Nho giáo, áp dụng cách thức như vậy trong quan hệ xã hội và quan hệ Nhà nước, giữa người cầm quyền với dân cũng tạo ra một cảnh êm ấm thuận hòa. Đó là cách lấy gia đình thuận hoà làm mẫu để xây dựng xã hội thái bình hoà mục, trật tự và ổn định. Tuy nhiên trong ba quan hệ này, quan hệ vua tôi là quan trọng và được đề cao nhất (vì “trung quân” đồng nghĩa với “ái quốc”). Tam cương thể hiện trật tự trong xã hội đi liền với “ngũ thường” (năm đức cơ bản của con người gọi tắt là “cương thường”) là nền tảng chính trị đạo đức của xã hỏi phong kiến.

2. Ngũ thường

   Là khái niệm đạo đức Khổng học. “Thường”: bình thường, vĩnh hằng. Ngũ thường chỉ năm đức cơ bản của đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nhân: Khổng Tử rất đề cao đức “nhân. Ông đã đưa nhân lên thành đức mục cao nhất coi đó là đích của sự tu dưỡng. Không Tử để cặp rất nhiều lần vẽ đức nhân nhưng ong chưa đưa ra nót định nghĩa rõ ràng và cụ the về đực mục trung tăm đó của Nho giáo. Theo sách Luận ngữ, Khổng Tử nói “nhân là yêu người”. Và ở một cái khác “nhân” là trung thứ, là “cái mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác; cái mình mong có thì làm cho kẻ khác có”. Lúc khác Khổng Tử lại nói: “Ai làm được năm điều này trong thiên hạ người đó là nhân: cung, khoan, tín, mẫn, huệ”. Cung là khiêm tốn biết tôn trọng người và tôn trọng công việc, không coi thường thành ra kiểu ngạo, thành ra không chu đáo. Khoan là rộng rãi, không riết róng, thu nhận của người đến kiệt. Tín là nói sao làm vậy, coi trọng lời hứa. Mẫn là nhanh nhẹn linh hoạt không lề mề, trì đòn, ỳ ra. Huệ là rộng rãi không bủn xỉn, keo kiệt, cho người không tiếc rẻ, không bớt xén. Làm được năm điều đó thì dân vui lòng nghe theo, dân tin, dễ sai khiến… Đó là đức mục của người cảm quyền trong quan hệ với dân. Nhân như vậy đòi hỏi phải xuất phát từ lòng thương người, từ sự tôn trọng con người mà làm việc có hiệu quả, có công ơn với dân. Ngày nay, có thể hiểu một cách khái qua nhân là lòng thương người.

Nghĩa : điều được coi là hợp lẽ phải, làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Nhưng người có nghĩa là những người có quan hệ tình cảm thủy chung, không bao giờ thấy việc lợi mà bỏ việc nghĩa, luôn hành động phù hợp với những quan niệm đạo đức nhất định.

Lễ: chữ lễ trước tiên chỉ dùng để nói cách thờ thần cho được phúc, tức là chỉ có nghĩa cúng tế, thuộc về đường tôn giáo mà thôi. Sau dùng rộng ra, để chỉ những quy củ trong xã hội mà con người phải tuân theo để có được những tình cảm đạo đức tốt, phù hợp với lẽ phải trái, tình thân sơ và trật tự trên dưới. Tóm lại đó là những phép tắc phải theo cho đúng khi tiếp xúc với người khác, thường là người trên.

Trí: là khả năng nhận thức, ghi nhớ, suy nghĩ, phán đoán của con người.

Tín: là đức tin của con người biết trọng lời hứa và biết tin nhau.

Những quy định nêu trên thuộc hệ tư tưởng chính trị – đạo đức Nho giáo đã được nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa cũng như những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nối tiếp nhau tôn trọng và áp dụng để duy trì sự tồn tại, thịnh vượng của các thể chế đó. Ngày nay, tuy xã hội đã có nhiều biến đổi nhưng những giá trị tốt đẹp của Nho giáo làm nên truyền thống văn hóa dân tộc vẫn được người dân Việt Nam gìn giữ và phát huy.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *