Thẩm quyển theo lãnh thổ của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và những trường hợp đương sự được lựa chọn Tòa án được quy định như thế nào?

* Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tô’ tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thố đối vói các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được xác định như sau:

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại. lao động.

– Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp có đối tượng tranh chấp là bất động sản.

Đối với các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được xác định phù hợp với từng loại yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tô’ tụng dân sự năm 2015.

* Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động trong các trường hợp sau đây:

– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sỏ’ cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra vụ việc gây thiệt hại giải quyết;

– Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

– Nếu các bị đơn cu’ trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thề yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

– Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ô nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động trong các trường hợp sau đây:

– Các yêu cầu về dân sự quy định tại Điều 27 Bộ luật TỐ tụng dân sự năm 2015 trừ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nưổc ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

– Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì người yêu cầu có thề yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

– Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *