Thế giới có bao nhiêu châu lục?

Châu lục hay gọi là châu là một khái niệm của địa chính trị. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh. Nếu như bạn đã từng học trong sách giáo khoa từ những năm 19xx thì được dạy rằng Trái đất có tổng cộng 6 châu lục: châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ và châu Nam Cực, xếp vào 5 lục địa: Phi, Á-Âu, Mỹ, Nam Cực và Úc, được bao quanh 5 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương. Riêng tại Mỹ, họ tách châu Mỹ ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nên với người Mỹ – Thế giới có tới 7 châu lục.

bản đồ các châu lục trên thế giới

Một châu lục lớn hơn một hòn đảo và thường được tạo thành từ nhiều quốc gia và mở rộng ra hàng triệu kilomet vuông. 7 châu lục của thế giới là Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương (Châu Úc).

Dưới đây là diện tích của 7 châu lục trên thế giới?

  1. CHÂU Á (43.820.000 km2) bao gồm 50 quốc gia, và nó là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, 60% trong tổng số dân của Trái đất sống ở đây.
  2. CHÂU PHI (30.370.000 km2) bao gồm 54 quốc gia. Đây là châu lục nóng nhất và nhà của sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích của châu Phi.
  3. BẮC MỸ (24.490.000 km2) bao gồm 23 quốc gia dẫn đầu bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  4. NAM MỸ (17.840.000 km2) bao gồm 12 quốc gia. Được bao phủ bởi những khu rừng lớn, rừng nhiệt đới Amazon chiếm đến 30% tổng diện Nam Mỹ.
  5. NAM CỰC (13.720.000 km2) là lục địa lạnh nhất trên thế giới, hoàn toàn bao phủ trong băng. Không có dân cư trú ở đây, ngoại trừ các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực.
  6. CHÂU ÂU (10.180.000 km2) bao gồm 51 quốc gia. Là lục địa phát triển nhất về kinh tế với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới.
  7. CHÂU ÚC (9.008.500 km2) bao gồm 14 quốc gia. Đây là châu lục ít dân cư nhất trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% trong tổng dân số Trái đất sống ở đây.

Nguồn gốc hình thành các châu lục: Khoảng 175 triệu năm trước, 7 châu lục đều được kết nối thành một siêu lục địa bao quanh bởi một đại dương rất lớn. Siêu lục địa này được gọi là Pangaea. Nó từ từ bắt đầu vỡ ra thành 7 mảnh khác nhau và trôi dạt vào các vị trí chúng ta nhìn thấy chúng trong ngày nay. Nhưng, một sự thật thú vị là các châu lục không đứng yên. Chúng luôn luôn di chuyển và theo thời gian sẽ di chuyển và trôi dạt tạo thành những lục địa hoàn toàn mới. Vài trăm triệu năm tới khi nhìn lại sẽ rất khác.

Một vùng đất để được công nhận là lục địa, cần có những đặc điểm sau.

– Một vùng đất cao hơn hẳn mặt nước biển.

– Cấu tạo từ ít nhất 3 loại đá: đá lửa (từ magma núi lửa), đá biến chất (do tác động của nhiệt độ và áp suất), và trầm tích (do quá trình xâm thực).

– Có thành phần vỏ Trái đất dày hơn vùng biển xung quanh.

– Và quan trọng nhất là: “Có diện tích vùng đủ lớn và tách biệt để được công nhận là lục địa hoàn chỉnh, thay vì là vi lục địa, hoặc là một phần của lục địa khác”.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *