Thế nào là cộng màu và trừ màu?

Nói về màu sắc thật sự bạn nghĩ màu sắc ở đâu cũng giống nhau hết, nhưng thật ra, để có thể làm những màu để bạn nhìn thấy có 2 loại, đó là : Cộng màu và trừ màu. Vậy bạn có biết 2 loại này khác nhau như thế nào không? Cùng chúng tôi xem qua bài viết này một cách đơn giản nhất.

Hiện nay có hai hệ thống màu chính dựa theo phương pháp mà màu sắc được tạo ra đó là: additive (pha màu theo phép cộng màu) và subtractive (pha màu theo phép trừ màu) (hay còn được gọi là phản chiếu).

Có thể nói một cách dễ hiểu nhất là:

  • Bạn nhìn thấy chiếc xe có màu xanh, màu đỏ, màu trắng … thì đang sử dụng phương pháp pha màu theo phép cộng màu để tạo ra tất cả các màu bạn nhìn thấy.
  • Còn màu của các loại tài liệu sách, vở được in ấn ra thì sử dụng phương pháp pha màu theo phép trừ màu. (Các dòng máy in màu hiện nay là dùng phương pháp pha màu của trừ màu).

Hiểu đơn giản hơn nữa thì: Bất cứ thứ gì phát ra ánh sáng (như mặt trời, màn hình, máy chiếu, vv) sử dụng phương pháp pha màu theo phép cộng màu, trong khi mọi thứ khác (những vật phản chiếu ánh sáng) sử dụng phương pháp pha màu theo phép trừ màu.

Vậy thì phương pháp pha màu của cộng màu và trừ màu khác nhau như thế nào?

Pha màu theo phép cộng màu (Additive)

Pha màu theo phép cộng màu sẽ dựa trên 3 màu. Các màu sơ cấp của tổng hợp màu cộng là sánh sáng màu Red (đỏ), Green (xanh lục), Blue (xanh)

Vì mắt người chỉ nhậy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu da cam, xanh lá cây (hay lục) và xanh lam trên quang phổ), nên phối màu thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu cơ bản) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc.

Pha màu theo phép cộng màu hoạt động với bất cứ vật gì phát ra hoặc toả ra ánh sáng. Sự pha trộn các bước sóng khác nhau của ánh sáng tạo ra các màu sắc khác nhau, và càng thêm ánh sáng, màu sắc tạo ra sẽ sáng hơn và nhạt hơn.

Khi sử dụng phương pháp pha màu theo phép cộng màu, chúng ta xem các màu chính là Đỏ, Xanh lá cây và Xanh dương (RGB) và đây là cơ sở cho tất cả các màu mà bạn sử dụng trên màn hình. Trong additive, màu trắng là sự kết hợp của màu sắc, trong khi màu đen là sự thiếu màu sắc.

Đỏ + Lục = Vàng
Đỏ + Lam = Cánh sen
Lam + Lục = Xanh lơ

Bảng cộng màu

Pha màu theo phép trừ màu (Subtractive)

Phương pháp trộn màu như trên hay gọi là CMY (Cyan, Magenta, Yellow), hoặc “in ba màu”. Do các trở ngại kỹ thuật, người ta phải thêm mực màu đen thành hệ màu CMYK, hoặc các màu khác để tăng gam màu.

Pha màu theo phép trừ màu hoạt động trên cơ sở ánh sáng phản xạ. Thay vì đẩy ánh sáng ra ngoài, cách mà sắc tố đặc biệt phản chiếu những bước sóng ánh sáng khác nhau sẽ xác định màu sắc của nó lên mắt người.

Màu sắc subtractive cũng có ba màu chính – Lục lam, Đỏ tươi, và Vàng (CMY). Màu trắng là sự “vắng mặt” của màu sắc, trong khi màu đen là sự kết hợp của màu sắc, nhưng đó là một hệ thống không hoàn hảo.

Các sắc tố có sẵn để sử dụng lại không hấp thụ ánh sáng hoàn toàn (ngăn ngừa bước sóng ánh sáng phản xạ), vì vậy chúng ta phải bổ sung một sắc tố bù trừ thứ tư để giải thích cho sự hạn chế này.

Do đó, chúng tôi gọi CMY-K, K ở đây là “từ khóa”, nhưng về cơ bản đó là màu đen. Nếu không có sắc tố bổ sung này, màu gần nhất với màu đen mà chúng ta có thể in được sẽ là màu nâu bùn.

4/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *