Thời kỳ Bao Cấp có từ khi nào?

Thời kỳ bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy.

Chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975. Nhưng thời kỳ bao cấp được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên nước Việt Nam, trải qua 10 năm, nền kinh tế đất nước bị trì trệ, kinh tế giảm sút trầm trọng. Đây được coi như một giai đoạn cực khổ nhất của người dân Việt Nam, nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.

Trong giai đoạn thời kỳ bao cấp, mọi người muốn mua một sản phẩm gì đều phải dùng tem phiếu mới có thể mua được. Việc vận chuyển hàng hóa qua các khu vực khác địa phương đều rất khó khăn và bị cấm.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *