Tín ngưỡng phồn thực là gì?

Tín ngưỡng phồn thực là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái sự sinh tồn nảy nở của tự nhiên và con người (phồn có nghĩa là nhiều, thực có nghĩa là nảy nở).

Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ xa xưa trong lịch sử, trên cơ sở tư duy trực quan, cảm tính của cư dân nông nghiệp trước sự sinh sôi để duy trì sự sống của con người (là kết quả của hành vi giao phối đực – cái, nam – nữ); trước sự sinh sôi để duy trì sự sống của cây trồng (cây lúa,..), vật nuôi. Họ nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật – hiện thực đó như thần thánh. Như vậy, bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu sinh nở và no đủ.

Ở nước ta, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, dưới hai dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục nam, nữ và thờ bản thân hành vi giao phối.

Thờ cơ quan sinh dục nam nữ, được gọi là thờ sinh thực khí (sinh có nghĩa là đẻ, thực: nảy nở, khí công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hoá nông nghiệp trên thế giới.

Thuật ngữ của ngành dân tộc học trên thế giới gọi sinh thực khí là Linga (cơ quan sinh dục nam) và Yoni (cơ quan sinh dục nữ).

Ở Việt Nam, việc thờ sinh thực khi được gọi là thờ cúng nõ nường, những tên chỉ sinh thực khí là Nõ (nêm) tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, Nường (nang mo nang) tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ. Ngoài ra còn có các biến thể của việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ như: thờ cốt đá tự nhiên, thờ các kẽ đá nứt tự nhiên tạc các bộ phận của các công trình kiến trúc có hình dáng như bộ phận sinh dục nam nữ (ví như cột đá chùa Giạm. .).

Thờ hành vi giao phối, là một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo. rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.

Ở Việt Nam có những biểu hiện của tín ngưỡng này như: tượng bốn đôi nam nữ đang giao hợp được đúc bằng đồng gắn trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái niên đại 500 năm trước công nguyên). Ở thân thạp Đào Thịnh khác chìm hình những con thuyền, chiếc sau nói đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Trên nắp trống đồng Hoàng Hạ (Hà Nội) có khắc những cặp chim ngồi trên lưng nhau trong tư thế đạp mái, tượng cóc giao phối, điều múa ” tùng – dí ” trong lễ hội làng các vùng trung châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ với thanh niên nam nữ từng đôi múa, cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ. Cứ mỗi khi nghe đánh trống (tùng), họ lại giơ hai vật đó chạm vào nhau (dí); tượng nam nữ với bộ phận sinh dục quá cỡ thường có mặt ở các nhà mồ Tây Nguyên…

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *