Tục thách cưới

Đã “thách” là dở, hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tự do luyến ái hôn nhân được tôn trọng, Luật hôn nhân và gia đình đã giải phóng cho nam nữ thanh niên, nhưng luật tục còn gò bỏ, trói buộc.

Thách cưới cũng là một lệ tục lạc hậu còn rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nói thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, bởi vì cũng mang tiếng một đời chồng. dù sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngay thời trước các cụ cũng đã có câu “Giá thú bất luận tài”. Đáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình, nhưng gặp phải một vài bà cô, ông bác bên nhà gái khó tính, thách cưới nào là quần áo, nón dép, nào rượu bánh cau trầu, chè thuốc, nào nếp tẻ, lợn gà, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, lại còn tính đủ cỗ dâu cỗ cưới bao nhiều mầm, nền nhà trai phải bỏ cuộc. Cũng có đám nhà trai cố chạy ngược chạy xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ. Song, ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thống gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.

Cũng có trường hợp, nhà gái túng thiếu không thể tự lực cung cấp cho đủ cái lệ làng “trả nợ miệng”, đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp bố mẹ có dẫu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần, và sau khi thành thân còn cho con gái, con rể nhiều thứ. nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu, cho rằng con mình dở duyên nên phải cho không.

“Hay ít” là để dành cho những gia đình có học thức, không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương với ý đồ chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con gái mình còn được “lọng anh đi trước võng nàng theo sau” chứ không đến nỗi rơi vào những anh chàng “vai u thịt bắp” nơi “nước mặn đồng chua”.

Đừng để tục thách cưới khiến cuộc hôn nhân trở nên nặng nề

 

Trong dân gian còn lưu truyền câu chuyện cụ Phan Điện thách cưới như sau: Cụ Phan Điện (quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh) có người con gái khá xinh. Hoàng Mạnh Trí nguyên Tổng đốc Nam Định, tục gọi là Thượng Nam, con Quận công Hoàng Cao Khải, là người cùng quê, cùng lứa tuổi với cụ Phan Điện. Mạnh Trí muốn lấy con gái của Phan Điện thực tình là lấy về làm nàng hầu (vì Mạnh Trí đã có vợ, hơn nữa tuổi tác hai người chênh lệch khá nhiều), bèn cho gia nhận đến dạm hỏi.

Cụ Phan Điện giả vờ khúm núm trình thưa: Phúc đức cho gia đình nhà tôi quá, con gái tôi được sửa túi nâng khăn cho cụ lớn, tôi còn ước ao gì hơn.

Gia nhâm về tâu bảo lại, Mạnh Trí khấp khởi mừng thầm, hôm sau sai gia nhân đến tạ ơn và hỏi: -Vậy cụ thách cưới bao nhiêu tiền và lễ vật, xin cụ cho biết để tôi về bẩm với cụ Thượng.

-Quý hóa quá. Xin đa tạ. Con tôi được về sửa túi nâng khăn hầu cụ lớn đã là diễm phúc lớn cho cả họ nhà tôi rồi, tôi còn dám thách gì nữa. Nhờ ngài về bảo lại: Điện này chỉ xin cụ lớn hai lạy, chỉ hai lạy thôi.

Gay quá, chả lẽ là người có học mà không biết lễ nghi tối thiểu! Lấy con gái người ta thì phải gọi người ta bằng bố, tạ bố mẹ vợ. Nhưng, đường đường là bậc đại thần của triều đình mà phải lạy một người dân  nghèo bạch đinh cùng lứa tuổi thì còn ra thể thống gì nữa?

Cuối cùng Mạnh Trí đành phải đánh bài lờ bỏ cuộc, để lại cho thiên hạ những nụ cười hả hệ, khoái trả về tài đối đáp của cụ Phan Điện.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *