Phóng thành công một vệ tinh nhân tạo trên thực tế tương đương với việc con người xây dựng được một phòng thực nghiệm, trạm thông tin, tình báo trên vũ trụ. Con người trên đất điều khiển từ xa vệ tinh nhân tạo này để hoàn thành công tác thăm dò vũ trụ, truyền bá thông tin.
Từ năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Cho đến nay, con người đã có rất nhiều vệ tinh tao nhân tạo khác nhau.
Vệ tinh thông tin áp dụng cho các ngành điện thoại, điện báo, truyền hình, phát thanh, truyền số liệu; vệ tinh khí tượng chủ yếu dùng cho việc quan sát khí tượng; vệ tinh tài nguyên Trái Đất dùng cho công tác tìm kiếm khoáng sản dưới lòng đất, điều tra tư liệu thủy văn; vệ tinh hướng dẫn tàu thuyền chủ yếu dùng để phục vụ việc hướng dẫn tàu thuyền; vệ tinh trinh sát chủ yếu dùng để trinh sát những rủi ro có thể xảy ra, thăm dò hoả hoạn… Các loại vệ tinh khác thì căn cứ vào việc nghiên cứu, thiết kế khác nhau cũng có tác dụng khác nhau.
Nhà khoa học Nga tên là Sergei Korolyev (1907-1966) được giao cho việc chủ trì thiết kế chương trình không gian của nước Nga. Ông lấy cảm hứng từ việc nghiên cứu tên lửa của Konstantin Tsiolkovsky để nghĩ ra vệ tinh nhân tạo bay trong quỹ đạo không gian.
Mặc dù vào năm 1945 có một truyện khoa học viễn tưởng của nhà văn C. Clake đã nêu lên ý tưởng vệ tinh nhân tạo, nhưng đến năm 1957 nước Nga đã làm thế giới ngạc nhiên và thán phục khi cho ra đời vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người, đó là vệ tinh Sputnik I.
Vệ tinh Sputnik