Nếu bạn cắt ngang thân cây ra quan sát mặt cắt đó, thì thấy thông thường cấu tạo của thân cây như sau: lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, trên lớp biểu bì thường có lông hoặc gai; bên trong lớp biểu bì là lớp vỏ, trong lớp vỏ có một số tổ chức thành mỏng và tổ chức tương đối vững chắc, đó là phần trụ giữa của thân.
Ở trong phần trụ giữa có các mao mạch, đây là bộ phận quan trọng nhất của thân thực vật, chúng có chức năng dẫn nước và chất dinh dưỡng. Chính giữa của phần trụ giữa cũng là phần trung tâm nhất của thân cây, gọi là tủy. Tủy có những tế bào màng mỏng rất lớn, có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.
Nhưng có một số thực vật như lúa mì, lúa nước, tre, lau sậy, rau cần… thì thân lại rỗng. Điều này là do phần tủy của thân thực vật đã bị thoái hóa từ lâu rồi.
Thật ra thực vật đó cũng có thân đặc, nhưng thân rỗng có lợi cho thực vật hơn, nên trong quá trình tiến hóa lâu dài, thân đã rỗng dần.
Tại sao thân rỗng lại có lợi cho thực vật?
Các tổ chức cơ giới và mao mạch có trong thân thực vật cũng giống như dầm xà trong kiến trúc bê tông cốt thép, nhờ có chúng chống đỡ cây sẽ không bị đổ. Chúng ta biết rằng cùng một lượng vật liệu như nhau, nếu làm cột chống tương đối to mà rỗng, thì sức chống đỡ sẽ khỏe hơn cột chống nhỏ mà đặc. Nếu thân thực vật có nhiều tổ chức cơ giới và mao mạch hơn, giảm bớt, thậm chí mất đi phần tủy mềm yếu, tạo thành kết cấu hình ống thì sức chống đỡ của thân vừa lớn lại vừa tiết kiệm được vật liệu.
Nếu bạn cắt ngang thân cây ra quan sát mặt cắt đó, thì thấy thông thường cấu tạo của thân cây như sau: lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, trên lớp biểu bì thường có lông hoặc gai; bên trong lớp biểu bì là lớp vỏ, trong lớp vỏ có một số tổ chức thành mỏng và tổ chức tương đối vững chắc, đó là phầntrụ giữa của thân. Ở trong phần trụ giữa có các mao mạch, đây là bộ phận quan trọng nhất của thân thực vật, chúng có chức năng dẫn nước và chất dinh dưỡng. Chính giữa của phần trụ giữa cũng là phần trung tâm nhất của thân cây, gọi là tủy. Tủy có những tế bào màng mỏng rất lớn, có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.
Nhưng có một số thực vật như lúa mì, lúa nước, tre, lau sậy, rau cần… thì thân lại rỗng. Điều này là do phần tủy của thân thực vật đã bị thoái hóa từ lâu rồi. Thật ra thực vật đó cũng có thân đặc, nhưng thân rỗng có lợi cho thực vật hơn, nên trong quá trình tiến hóa lâu dài, thân đã rỗng dần.
Tại sao thân rỗng lại có lợi cho thực vật?
Các tổ chức cơ giới và mao mạch có trong thân thực vật cũng giống như dầm xà trong kiến trúc bê tông cốt thép, nhờ có chúng chống đỡ cây sẽ không bị đổ. Chúng ta biết rằng cùng một lượng vật liệu như nhau, nếu làm cột chống tương đối to mà rỗng, thì sức chống đỡ sẽ khỏe hơn cột chống nhỏ mà đặc. Nếu thân thực vật có nhiều tổ chức cơ giới và mao mạch hơn, giảm bớt, thậm chí mất đi phần tủy mềm yếu, tạo thành kết cấu hình ống thì sức chống đỡ của thân vừa lớn lại vừa tiết kiệm được vật liệu.