Năm 1596, một nhà thiên văn học nghiệp dư khi quan sát các hằng tinh đã phát hiện một vì sao cấp 3 trong chòm sao Cá voi tối dần, đến tháng 10 năm đó thì không nhìn thấy nữa. Sau một năm thì sao đó xuất hiện.
Quan sát bằng mắt thường ta thấy tuyệt đại đa số các sao không thay đổi độ sáng trong suốt một thời gian dài, nhưng có một số ít hằng tinh luôn thay đổi độ sáng. Loại hằng tinh này gọi là “biến tinh”.
Biến tinh có nhiều loại. Một loại là biến tinh không quy tắc, tức là độ sáng của chúng thay đổi không theo một quy luật nào hết. Loại biến tinh này không nhiều. Loại thứ hai là biến tinh có quy tắc, độ sáng của chúng thay đổi theo quy luật rất đều và lặp lại theo chu kỳ, trong đó có một loại biến tinh cứ hơn 300 ngày lại thay đổi độ sáng.
Ngôi sao cấp 3 trong chòm sao Cá voi phát hiện năm 1596 chính là loại sao này chênh lệch giữa độ sáng nhất và tối nhất của nó tới mấy nghìn lần. Tháng 10 là lúc nó tối nhất nên chúng ta không nhìn thấy.
Ngoài ra còn có loại biến tinh có quy tắc gọi là biến tinh Zhaofu (sao lúc sáng lúc mờ đợc phát hiện sớm nhất trong chòm sao Tiên vương được gọi là sao Zhaofu). Thời gian thay đổi độ sáng của loại sao này ngắn nhất là hơn 3 giờ, dài nhất là 80 ngày. Độ sáng của chúng thay đổi rất ít, thường là khoảng 2 lần.
* Các nhà thiên văn học phát hiện ra thời gian thay đổi độ sáng và khả năng phát sáng của loại biến tinh Zhaofu có liên quan với nhau. Thời gian mỗi lần thay đổi độ sáng càng dài thì khả năng phát sáng của chúng càng lớn.
Nếu ta ghi lại thời gian thay đổi độ sáng của chúng sẽ biết được độ sáng đích thực của chúng. Sau đó căn cứ vào độ sáng thực của chúng, ta sẽ tính toán ra khoảng cách giữa chúng với Trái Đất. Điều này rất có ích đối với việc thăm dò vũ trụ.
Hằng tinh là những khối khí nóng rực. Theo hiểu biết của loài người hiện nay thì nguyên nhân khiến các biến tinh thay đổi độ sáng có thể là do các khối khí khổng lồ hình cầu đó bị co lại hay phình ra.
Còn có một loại biến tinh gọi là “thực biến tinh” (sao đôi che khuất) hoặc gọi là “thực song tinh”. Sự thay đổi độ sáng của chúng không phải do khả năng phát sáng của chúng thay đổi mà là do hai sao che khuất nhau. Trên không trung có rất nhiều hằng tinh, khi nhìn lên chỉ thấy có một sao nhưng thực tế có hai sao hoặc mấy sao kề nhau.
Từ Trái Đất nhìn lên, khi sao tối chuyển tới trước sao sáng, ánh sáng của sao sáng lại sáng như trước. Độ sáng của loại sao đôi che khuất thay đổi theo chu kỳ, có sao mấy giờ thay đổi độ sáng một lần, có sao hàng chục năm mới thay đổi độ sáng một lần.
Đến nay các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng hơn 4.000 sao đôi che khuất. Trên thực tế, cùng với tiến bộ của kỹ thuật quan trắc, những năm gần đây người ta phát hiện ra hầu hết các hằng tinh đều thay đổi độ sáng với mức độ khác nhau, chỉ có rất hằng tinh không thay đổi độ sáng. Bởi vậy hiện tượng thay đổi độ sáng của các sao là phổ biến, chỉ chúng ta quan sát bằng mắt thường nên mới khó phát hiện ra thay đổi độ sáng của chúng.