Cửa khẩu có thể hiểu là những nơi tại Việt Nam diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác. Vậy Việt Nam có bao nhiêu cửa khẩu?
Nói về Cửa khẩu gồm có các loại cửa khẩu sau:
- Cửa khẩu quốc tế đường bộ
- Cửa khẩu quốc tế đường hàng không
- Cửa Khẩu quốc tế đường biển
- Cửa Khẩu quốc tế bằng đường sắt
Các cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam trên đường bộ có 26 cửa khẩu : Móng Cái, Hữu Nghị, Tà Lùng, Thanh Thủy, Lào Cai, Tây Trang, Chiềng Khương, Na Mèo, Mường Chanh, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, La Lay, Bờ Y, Gánh Đa, Lệ Thanh, Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài, Dinh Bà, Thường Phước, Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Hà Tiên, Bình Hiệp
Cửa khẩu quốc tế đường hàng không có 9 cửa khẩu gồm:
- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh
- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – Hà Nội
- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng – Đà Nẵng
- Cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng
- Cảng hàng không quốc tế Phú Bài – Thừa Thiên – Huế
- Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh – Khánh Hòa
- Cảng hàng không quốc tế Trà Nóc – Cần Thơ
- Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc – Kiên Giang
- Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn -Quảng Ninh
Cửa khẩu quốc tế đường biển có 18 cửa khẩu:
- Cảng Cái Lân / Hòn Gai – Quảng Ninh.
- Cảng Hải Phòng – Hải Phòng
- Cảng Ninh Phúc – Ninh Bình
- Cảng biển nước sâu Nghi sơn, Tĩnh Gia – Thanh Hóa
- Cảng Cửa Lò – Nghệ An
- Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
- Cảng Chân Mây – Thừa Thiên – Huế
- Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng
- Cảng Kỳ Hà – Quảng Nam
- Cảng Dung Quất – Quảng Ngãi
- Cảng Quy Nhơn – Bình Định
- Cảng Ba Ngòi – Khánh Hòa
- Cảng Nha Trang – Khánh Hòa
- Cảng Vũng Tàu – Bà Rịa – Vũng Tàu
- Cảng Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu
- Cảng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
- Cảng Cần Thơ – Cần Thơ
- Cảng An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang
Cửa khẩu quốc tế đường sắt có 02 cửa khẩu:
- Đồng Đăng – Lạng Sơn – Đi Trung Quốc
- Lào Cai – Hekou (Hà Khẩu) – Trung Quốc