Hiện cả nước có bốn vùng kinh tế trọng điểm gồm: Bắc Bộ, Trung Bộ, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng kinh tế trọng điểm được Đảng và Nhà nước xác định là vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước.
Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước là một yêu cầu khách quan cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ nghiên cứu các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá nhằm rút ra kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển cũng như những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh/thành phố trong cả nước nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách phát triển mang tính đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân.
Cả 4 vùng KTTĐ này gồm 24 tỉnh thành với diện tích 90 nghìn km2, chiếm 27% dân số cả nước và trên 50% dân số nhưng thành tựu tăng trưởng kinh tế không đồng đều và vô cùng bất tương xứng.
Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích trên 90.000 km2 (chiếm 27,4% diện tích cả nước) với tổng dân số khoảng 43,9 triệu (chiếm 51% dân số cả nước). Mật độ dân số là 483 người/km2 và tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,2%.
Đến tháng 4/2009, Thủ tướng phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.